Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ -Trung Quốc leo thang và kéo dài, làn sóng tẩy chay Trung Quốc dẫn đến thị trường dần bị thu hẹp buộc Trung Quốc tìm kiếm các cơ hội kinh tế mới theo kế hoạch “hướng Tây”, nhưng các giới phân tích còn nghi ngờ về khả năng thành công của kế hoạch này
- Cập nhật sáng 24/6: Đài Loan đưa quân tới Đông Sa – nơi Trung Quốc tập trận chiếm đảo
- Thủ tướng Ấn Độ: Cảnh cáo Trung Quốc, trả đũa kinh tế
- Điểm tin kinh tế: “Quỳ gối” trước Bắc Kinh, HSBC đối mặt với thử thách nhất trong 155 năm lịch sử
Theo SCMP, vào tháng 7/2013, tại cảng Khâm Châu nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc tóm tắt kế hoạch của chính quyền Trung Quốc để phát triển khu vực phía tây Trung Quốc nhằm xử lý một cú sốc kinh tế đối ngoại thời điểm đó.
Vào thời điểm đó, khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu suy giảm, Trung Quốc tìm cách sử dụng các cảng như Tần Châu, khu tự trị Quảng Tây và khai thác những thị trường mới nổi như nước láng giềng Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường tuyên bố, “Khi trời tối ở phía Đông, phía Tây sẽ sáng”,
Bảy năm sau, vào chính năm 2020 này, nhằm tìm cách ổn định nền kinh tế khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang dữ dội và kéo dài, Trung Quốc lại một lần lao đao, quốc gia này một lần nữa lại quyết định hướng về phía Tây.
Trung Quốc đang đối mặt với mối đe dọa tách rời kinh tế với Mỹ và sự thù địch của quốc tế vì cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19. Trong hoàn cảnh đó, Trung Quốc đang cố gắng tìm cách khai thác khu vực phía Tây rộng lớn và giàu năng lượng.
Tháng trước, Chính quyền Trung Quốc công bố kế hoạch “hướng Tây” nhằm kêu gọi tập trung phát triển các tỉnh miền Tây và miền Trung nhằm đối phó với nguy cơ bị cô lập địa chính trị và suy thoái kinh tế.
Năm 1999, nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng khu vực, Chính quyền Trung Quốc đã rót khoản tiền lớn vào Chiến lược Phát triển Miền Tây Trung Quốc nhưng không mấy hiệu quả.
Một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng như các dự án năng lượng, đường sắt và sân bay nằm trong kế hoạch “hướng Tây” của Trung Quốc.
Đối với kế hoạch “hướng Tây” mới, Bắc Kinh công bố một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các dự án năng lượng, đường sắt và sân bay, đồng thời khuyến khích tái xây dựng ngành công nghiệp. Tổng cộng 12 tỉnh và khu vực – chiếm 25% dân số và 75% lãnh thổ Trung Quốc sẽ tham gia kế hoạch này.
Kế hoạch này sẽ kết hợp với sáng kiến “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Bắc Kinh do ông Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013. Kế hoạch này nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của chính quyền Trung Quốc thông qua mạng lưới các dự án cơ sở hạ tầng liên kết với các nước châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu nhưng thời gian qua, việc triển khai dự án này đã không thuận buồm xuôi gió do một số nước lớn không mặn mà hợp tác với Trung Quốc, vài nước nhỏ đã triển khai nhưng dự án chưa xong mà đã chìm trong biển nợ nần với chủ thầu Trung Quốc.
Một nguồn tin từ Bắc Kinh của tờ SCMP cho biết, đây chính là phản ứng trực tiếp mà chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với những bất ổn quốc tế đang gia tăng.
Nguồn tin tiết lộ thêm, trước khi lập kế hoạch “phía Tây”, các nhà hoạch định kinh tế thường nghĩ về ba câu hỏi chiếc lược như ‘Tình hình quốc tế có ổn định hay không?’, ‘Kế hoạch này có tốt cho Trung Quốc hay không?’, ‘ Liệu sẽ có hòa bình hay chiến tranh?”
Kế hoạch chi tiết “phía Tây” dự kiến sẽ đệ trình để thảo luận tại phiên họp toàn thể của ĐCSTQ vào cuối năm 2020 trong kế hoạch 5 năm tới của quốc gia vào năm 2021-2025.
Mặc dù có một số dấu hiệu thuận lợi cho những nỗ lực hướng về phía Tây của Trung Quốc. Ví dụ khu vực phía Tây ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và miền Tây cũng là điểm khởi đầu thương mại với Đông Nam Á. Đây là khu vực mới vượt qua châu Âu trở thành điểm đến hàng đầu cho hàng xuất khẩu Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu và phân tích vẫn còn nhiều hoài nghi về cách chính quyền Trung Quốc giải phóng tiềm năng tăng trưởng của các tỉnh miền Tây rộng lớn và khả năng kết nối với các thị trường mới nổi.
Kế hoạch phát triển năm 1999 đã không giúp nền kinh tế các khu vực miền Tây phát triển mạnh mẽ. Do đó, các chuyên gia kinh tế đặt hoài nghi về kế hoạch mới liệu có thể tạo ra kết quả tốt hơn.
Cảng Tần Châu vẫn là một cảng nhỏ so với các cảng khác sau 7 năm phát triển và chỉ xử lý khoảng 119 triệu tấn hàng hóa trong năm 2019, bằng khoảng 1/5 cảng Quảng Châu, 1/6 cảng Thượng Hải, 1/10 cảng Ninh Ba – Chu San.Đồng tác giả cuốn The Fragile Financial Foundations of China’s Extraordinary Rise, chuyên gia Fraser Howie nhận định “Tôi không nhìn ra kết quả của kế hoạch này. Trung Quốc có thể không đủ khả năng để chi trả, tất cả những gì nhận lại chỉ là nợ nần và các dự án voi trắng (các dự án tốn kém nhưng không hiệu quả) mà thôi”.