Site icon Tin360

Cập nhật tối 19/5: Trump ra “tối hậu thư” 30 ngày cho WHO; Hơn 100 triệu dân đông bắc Trung Quốc lại bị phong tỏa

Mục điểm tin cập nhật trên các trang báo tối 19/5 xin gửi đến quý vị những nội dung chính sau

Tin trong nước:

Tin thế giới:

Sau đây là nội dung chi tiết:

Tin trong nước:

(Pháp Luật) – Bé 18 tháng tuổi tử vong do tự lấy tinh dầu diệt muỗi uống. Ngày 18/5, thông tin từ công an và UBND xã Đà Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc bé 18 tháng tuổi tử vong do uống phải dung dịch ở đèn diệt muỗi. 

Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 17/5, mẹ của bé để con chơi trong phòng nhà rồi chuẩn bị bữa ăn trưa. Sau đó, người mẹ phát hiện con bị co giật, kiểm tra thì nghi bé uống phải dung dịch trong đèn đuổi muỗi. Người thân liền đưa bé đến bệnh viện cấp cứu, nhưng bé đã tử vong.

(Tiền Phong) – 25 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn cùng một quán kem trứng. Ngày 19/5, UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn thành phố vừa xảy ra vụ việc 25 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại quán kem trứng. Các bệnh nhân sau khi ăn kem trứng khoảng 6-8 giờ thì xuất hiện các triệu trứng đi ngoài, đau bụng, sốt và buồn nôn. Hiện sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định trở lại.

(Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong)

(Vnexpress) – Sâu biển xuất hiện nhiều ở Vũng Tàu. Gần đây, trên biển Vũng Tàu xuất hiện nhiều sâu biển khiến cho người dân tắm biển vô tình dính phải bị ngứa, sưng tấy.

(Ảnh chụp màn hình báo Zing)

Ông Phạm Khắc Tộ, Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu cho biết, vào đầu tháng 5 hàng năm, sâu biển thường hay xuất hiện ở các bãi tắm ở Vũng Tàu “Nếu không may đụng phải sâu biển, không nên gãi nhiều vì sẽ gây xước da và có thể gây nhiễm trùng. Mọi người chỉ cần dùng chanh hoặc xà phòng tắm xoa nhẹ, cảm giác ngứa rát sẽ hết dần”, ông Tộ cho hay.

Tin thế giới:

(Lao Động) – Tổng thống Donald Trump ra “tối hậu thư” 30 ngày cho WHO. Trong một bức thư ông Trump gửi cho cho Tổng giám đốc WHO  Tedros Adhanom vào tối ngày 18/5, ông Trump tuyên bố WHO có 30 ngày để “sửa sai”, nếu không Mỹ sẽ vĩnh viễn cắt nguồn tài trợ và xem xét lại việc tham gia tổ chức này: “Trong suốt cuộc khủng hoảng, Tổ chức Y tế Thế giới đã kiên quyết ca ngợi Trung Quốc minh bạch, mặc dù Trung Quốc chẳng có gì minh bạch cả. Cách duy nhất để WHO tiếp tục là nếu tổ chức này thực sự có thể chứng minh sự độc lập khỏi Trung Quốc. Chúng tôi không có  nhiều thời gian để lãng phí”.

(Tuổi Trẻ) – Ca nhiễm tăng trở lại, hơn 100 triệu dân đông bắc Trung Quốc lại bị phong tỏa. Hãng tin Bloomberg ngày 18/5 đưa tin, khoảng 108 triệu dân ở khu vực đông bắc Trung Quốc lại bị đặt trong các điều kiện phong tỏa một lần nữa khi các ổ dịch mới xuất hiện. Tất cả ngôi làng và khu phức hợp dân cư ở thành phố đều bị đóng cửa, chỉ một người trong mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài hai tiếng hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.

(Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí)

Các khu phức hợp dân cư bị hạn chế chỉ duy trì một lối vào và một lối ra cho các phương tiện khẩn cấp, cấm người dân và các phương tiện từ nơi khác. Nếu ca nhiễm được xác nhận trong nơi cư trú cộng đồng, không ai có thể vào ra nơi đó.

Biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại sau khi khoảng 34 ca bệnh Covid-19 mới và một ca tử vong được ghi nhận gần đây ở tỉnh Cát Lâm.

(Báo Tin Tức) – Đồng nghiệp mắc Covid-19, một nửa số nghị sĩ tại Thượng viện Chile phải cách ly. Một nửa trong số 50 thành viên Thượng viện Chile và 4 bộ trưởng, đã phải cách ly sau khi tiếp xúc với ít nhất 3 đồng nghiệp được xác nhận nhiễm Covid-19.

Bộ trưởng Tài chính Ignacio Briones và Chánh Văn phòng Nội các Felipe Ward đã thông báo trên Twitter rằng họ có xét nghiệm âm tính với Covid-19 nhưng vẫn đang cách ly cho đến khi tiến hành lần xét nghiệm thứ hai. 

Tuần trước, khoảng 20 nghị sĩ ở Chile đã phải cách ly sau khi tiếp xúc với Thượng nghị sĩ Pizarro và một Thượng nghị sĩ khác cũng nhiễm bệnh là Phó Chủ tịch Thượng viện Rabindranath Quinteros.

(Dân Trí) – Báo Nhật: Thêm thuyền viên Indonesia bị tàu Trung Quốc ném xác xuống biển. Ngày 19/5, tờ Nikkei đưa tin, theo các cáo buộc mới đang được Indonesia điều tra sau khi báo cáo về các vụ hải táng trong tháng này, thuyền viên thứ 4 người Indonesia đã bị một tàu cá Trung Quốc ném xuống biển ở ngoài khơi Somalia.

Ba video được đăng trên Facebook gần đây cho thấy một thủy thủ, được cho là người Indonesia, đã bị thương nặng. Trong video cũng cho thấy hình ảnh dường như là thi thể của thủy thủ này được bọc lại và thả xuống biển.

Bài viết đi kèm các video trên cáo buộc rằng, các thuyền viên Indonesia bị ép phải làm việc trong các điều kiện vô nhân đạo.