Các mạng xã hội có người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có lượng người dùng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép.
- Mua máy xét nghiệm Covid-19: Đâu mới là giá đúng?
- Cập nhật trưa 29/4: Trung Quốc bị tố ‘bóp nghẹt’ dòng Mekong, đánh cắp thông tin nghiên cứu virus Corona của Mỹ
- Điểm tin 24h ngày 29/4: Tàu chiến Mỹ áp sát Hoàng Sa, Trung Quốc xua đuổi
Quy định trên được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến khi đưa ra tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đáng chú ý trong dự thảo bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 là phần về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Theo đó, đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn, các tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động sau khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội. Đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp hoạt động sau khi thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận lại bằng văn bản.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gắn công cụ đo trên mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Điều 23 Nghị định này yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định đối với các mạng xã hội có số người sử dụng tương tác từ 01 triệu người/tháng trở lên hoặc có lượng người dùng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên, tùy theo điều kiện nào đạt trước.
Đồng thời chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.
Cũng tại Điều 23 sửa đổi này, báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được yêu cầu phải thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí. Đồng thời tên miền của chuyên trang phải là tên miền thứ cấp của cơ quan báo chí.
Một quy định đáng chú ý khác là việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, theo đó các trang mạng nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có lượt truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản gửi một số bộ ngành liên quan, chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được livestream (phát sóng trực tiếp) trên Facebook.
Tính đến hết tháng 12/2019, có tổng cộng hơn 600 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm tỷ lệ dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt sử dụng Facebook khoảng gần 60 triệu và lượng người dùng Youtube là gần 35 triệu người.