Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 3/6 đã ký sắc lệnh hành pháp sửa đổi một lệnh cấm thời Tổng thống Trump, theo đó mở rộng danh sách trừng phạt nhằm vào công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội từ con số 44 lên 59 công ty. Tuy nhiên, sắc lệnh lại thu hẹp phạm vi lệnh cấm thời ông Trump khi không bao gồm các chi nhánh hay công ty có liên kết với các công ty bị trừng phạt.
- Malaysia điều chiến đấu cơ chặn đầu 16 máy bay quân sự Trung Quốc
- Trung Quốc đưa giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông
- Hai chuyên gia tuyên bố có bằng chứng về nguồn gốc COVID-19
- Trung Quốc giúp Campuchia nâng cấp căn cứ quân sự Ream khiến Mỹ lo lắng
Theo sắc lệnh mới nói trên, công dân Mỹ Mỹ bị cấm đầu tư vào các công ty này của Trung Quốc. Trong danh sách đen trừng phạt có cả các công ty nổi tiếng nhất của quốc gia Châu Á này: gồm Huawei Technologies, Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Truyền thông Di động Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Công ty sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC), Công ty sản xuất thiết bị giám sát Hikvision, China Mobile, China Telecom.
Theo The Epoch Times, sắc lệnh có hiệu lực từ trưa ngày 2/8, các nhà đầu tư hiện tại vào các công ty trên sẽ có 2 năm để thoái vốn.
Ông Biden mở rộng quy mô tuyên bố khẩn cấp quốc gia do cựu Tổng thống Trump ban hành vào năm ngoái, và cấm thêm các công ty liên quan đến “phát triển và sử dụng công nghệ giám sát Trung Quốc để tạo điều kiện cho đàn áp hay lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng”, theo thông tin trên website của Nhà Trắng.
Mục tiêu của lệnh hành pháp trên là để đảm bảo rằng các khoản đầu tư của Mỹ không hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc vốn đe dọa an ninh quốc gia, các lợi ích và giá trị của Mỹ cùng đồng minh.
Lệnh hành pháp mới của Tổng thống Biden cũng chuyển quyền xác định các công ty bị nhắm mục tiêu từ Bộ Quốc phòng sang cho Bộ Tài chính. Điều này khiến Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio lo ngại rằng “Bộ Tài chính của Tổng thống Biden quá gần gũi với Phố Wall để có thể đưa ra các hành động cần thiết nhằm ngăn chặn tiền tiết kiệm của người Mỹ bị sử dụng vào việc cấp cho ĐCSTQ”.
Đây được xem là một trong những động thái cứng rắn nhất từ trước đến nay của chính quyền Biden nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Theo CNBC, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phản đối động thái này của Mỹ và nói rằng: “Mỹ nên tôn trọng luật pháp và quy tắc thị trường, sửa những sai lầm của mình, dừng các hành động ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự thị trường tài chính toàn cầu, cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư”.