Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta cảnh báo các nhà xuất khẩu nước này phải đa dạng hóa thị trường trước nguy cơ đối mặt với “bão thịnh nộ” từ Trung Quốc.
- Cập nhật 26/5: Hơn 50.000 mẫu nguy cơ dương tính; Trung Quốc ném bom xuống Biển Đông
- Loạt thi thể trẻ trôi dạt vào bờ biển: ‘Tôi bị sốc trước hình ảnh kinh hoàng này’
- Em bé duy nhất sống sót nhờ bố ôm vào lòng trong thảm kịch rơi cáp treo kinh hoàng
- Thượng nghị sĩ kêu gọi người Mỹ dừng mua hàng Trung Quốc
Theo Guardian, Ngoại trưởng New Zealand Mahuta hôm 24/5 cảnh báo nước này có thể hứng chịu “cơn bão thịnh nộ” từ Trung Quốc. Đồng thời, bà Mahuta kêu gọi các nhà xuất khẩu cần đa dạng hóa và mở rộng các mối quan hệ để đảm bảo có thể sinh tồn trong trường hợp quan hệ với Trung Quốc xấu đi.
“Chúng ta rõ ràng không thể phớt lờ những gì đang xảy ra trong quan hệ Úc với Trung Quốc. Nếu Úc đang ở gần hoặc trong tâm bão thịnh nộ của Trung Quốc, thì New Zealand phải biết rằng một cơn bão như thế cũng có thể tiến sát chúng ta. Đó chỉ là vấn đề thời gian”, Ngoại trưởng Mahuta cho hay.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ New Zealand ngày càng đối diện sức ép phải có lập trường cứng rắn hơn đối với các cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Hong Kong.
Đây là một trong những phát ngôn thẳng thắn nhất của bà Mahuta về nguy cơ xuất phát từ sự phụ thuộc thương mại của New Zealand vào Trung Quốc. Hiện giá trị hàng hóa xuất sang Trung Quốc chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.
Ứng xử trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đang là bài toán đối với New Zealand. Nước này vừa muốn duy trì quan hệ thương mại song phương vững chắc, vừa muốn có khoảng không để có thể chỉ trích việc vi phạm nhân quyền hay luật quốc tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, New Zealand ngày càng khó duy trì được sự cân bằng này. Nước này từng cùng các đồng minh Ngũ Nhãn gồm Anh, Mỹ, Canada, và Úc, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương và Hong Kong.
Úc được xem là ví dụ cho New Zealand thấy việc gì sẽ xảy ra khi quan hệ thương mại với Trung Quốc sụp đổ. Sau khi Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc, căng thẳng giữa hai nước leo thang. Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp đặt các biện pháp thuế quan mạnh mẽ, siết nhập khẩu, và khuyến cáo người dân không đặt chân tới Úc.