Site icon Tin360

Nhìn lại tuyên bố có ‘1-0-2’ của Trung Quốc về phán quyết tranh chấp trên Biển Đông

Nhìn lại tuyên bố có ‘1-0-2’ của Trung Quốc về phán quyết tranh chấp trên Biển Đông

Tàu hải cảnh Trung Quốc mở vòi rồng, hướng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam - ảnh: VOV.

Các vụ việc xảy ra liên tiếp trên Biển Đông trong 6 tháng đầu năm nay khiến giới quan sát không khỏi nhận định “Có phải Trung Quốc đang coi Biển Đông như cái ao nhà của họ, muốn làm gì thì làm, muốn tát gì thì tát?”.

Nhìn lại một số vụ việc nổi bật trong những năm qua, có lẽ một vụ việc nổi bật nhất thể hiện thái độ của Trung Quốc đối với các vấn đề trên biển Đông, đó là cách phản ứng của Trung Quốc đố với phán quyết của Toà Trọng tài thường thực được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Báo Quốc tế, vào ngày 12/07/2016, toà Trọng tài thường trực hoạt động theo UNCLOS đã đưa ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc với hồ sơ đầy đủ gồm 501 trang, theo đó bác bỏ cơ sở pháp lý mà Trung Quốc đưa ra đối với yêu sách “Đường chín đoạn” ở Biển Đông, cũng như khẳng định Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử và đã có những hành động lấn chiếm phi pháp trên Biển Đông. 

Vào ngày 13/07/2016, tức chỉ sau một ngày có phán quyết này của toà án, ông Lưu Chấn Dân tại thời điểm đó là Thứ trưởng ngoại giao của Trung Quốc kiêm chủ nhiệm văn phòng báo chí quốc vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố trong một buổi họp báo rằng: “Đó chỉ là một mảnh giấy lộn: Người ta có thể vứt nó vào thùng rác, không thì để trên giá, hoặc cho vào kho lưu trữ”, thậm chí còn có thái độ đe doạ: “Nếu có bên nào muốn thử chấp hành phán quyết đó thì tôi tin rằng điều này sẽ cấu thành hành vi trái phép mới, và chính phủ Trung Quốc sẽ dùng biện pháp cần thiết để ngăn cản họ.”

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (phải) và Chủ niệm Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc Quách Vệ Dân – ảnh: Xinhua.

Trong 4 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện đúng như những gì họ đã tuyên bố, tiếp tục có những động thái khẳng định chủ quyền của họ theo ‘đường chín đoạn’. Những vụ việc gần đây nhất là vào tháng 1/2020, tàu Hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu đánh cá nước này đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia gần khu vực đảo Natuna không hề có tranh chấp của Indonesia. Hành động này của Trung Quốc được thực hiện tại vùng biển hợp pháp của Indonesia chồng lấn với mỏm cực nam của “đường 9 đoạn” đầy tai tiếng của Trung Quốc.

Vào tháng 4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc đã đơn phương công bố tên gọi chính thức của 25 đảo và bãi cạn trên Biển Đông, cùng 55 thực thể dưới nước. Việc Trung Quốc đặt tên cho những thực thể chìm này là điều rất đáng lo ngại, cho thấy tiếp theo đó Bắc Kinh có khả năng xây dựng một loạt đảo nhân tạo khác và tìm cách đưa ra yêu sách về các quyền lợi trên biển đối với các đảo nhân tạo này, điều mà UNCLOS (Điều 60) nghiêm cấm và phán quyết của tòa cũng nhắc lại (trong các đoạn 305-306).

Cũng vào tháng 04/2020, Trung Quốc đã bám sát tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đang hoạt động thăm dò tài nguyên tại khu vực Biển Đông và cũng trong tháng 04/2020, Việt Nam công bố công hàm gửi liên Liên hiệp quốc, khẳng định các yêu sách của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông” ; “Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”.

Giáo sư Luật quốc tế Jonathan G. Odom đã có bài trên trang lawfareblog.com, theo đó đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc, với tư cách là một bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), có thực sự cam kết tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên quy tắc hay không, một trật tự mà công ước này cùng các tổ chức pháp lý thừa hành được thiết lập để củng cố? Theo quan điểm của ông, câu trả lời có lẽ là không và các bên tham gia công ước này cần có một cái “mỏ neo” để bám vào.

Giới quan sát nhận thấy rằng trong trường hợp Trung Quốc coi thường phán quyết của toà án thì các quốc gia có xung đột với Trung Quốc có thể làm gì trong quan hệ quốc tế để thể hiện rằng những hành động đơn phương như vậy là không thể chấp nhận được trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên quy tắc? Hiện có thể có một số cách như sau:

Các nước có quyền lợi sát sườn tại Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines sẽ ứng xử theo cách nào trong thời gian tới đây vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.