Tình hình Biển Đông ngày càng trở nên dậy sóng khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động thể hiện tham vọng lớn của họ tại Biển Đông, đáp trả lại, Mỹ đẩy mạnh hoạt động quân sự tại khu vực này 

Theo Đài Fox News, trong những ngày gần đây, Mỹ đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại Biển Đông. Hiện không quân Mỹ hiện điều động cả máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer và máy bay không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk chuyên dụng trinh sát để tăng cường khả năng giám sát trước các hoạt động đáng ngờ của Trung Quốc.

Cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, hiện giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử, ông Carl O.Schuster cho biết: “Global Hawk cung cấp khả năng giám sát gần như theo thời gian thực ở một khu vực rộng lớn. Nếu triển khai 3 chiếc Global Hawk luân phiên thì gần như có thể giám sát 24/7”.

Ông Schuster cung cấp thêm rằng: “Dòng máy bay này được trang bị radar có khẩu độ tổng hợp lớn đi kèm với các hệ thống hồng ngoại, quang học điện tử thu thập hình ảnh tầm xa, cũng như được hỗ trợ bằng nhiều thiết bị điện tử khác. Nhờ đó, Global Hawk không bị “mù” khi hoạt động trong điều kiện như nhiều mây hay bóng tối. Loại UAV này sẽ truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển gần như tức thời để đảm bảo khả năng giám sát, phản ứng nhanh chóng”.

Do vậy, việc triển khai máy bay không người lái Global Hawk được giới quan sát nhìn nhận là biện pháp để Mỹ phủ mạng lưới trinh sát trên không ở Biển Đông, loại này được bổ sung sau khi Mỹ đã điều động các dòng máy bay trinh sát như RC-135, hay các loại máy bay trinh sát săn tàu ngầm P-3 Orion và P-8 Poseidon hoạt động ở vùng biển này.

Một máy bay chiến đấu F-35B hạ cánh trên tàu USS America (LHA 6) ở Biển Đông.
Một máy bay chiến đấu F-35B hạ cánh trên tàu USS America (LHA 6) ở Biển Đông – ảnh: Pacom.

Bên cạnh việc triển khai lực lượng quân sự, Hoa kỳ đã triển khai yếu tố pháp lý nhằm ngăn chặn Trung quốc, đó là Lầu năm góc đã có văn bản gửi Liên Hiệp Quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Văn bản này đã đưa ra các điều khoản theo luật pháp quốc tế để Washington có thể sẵn sàng đáp trả các hành động của Bắc Kinh, trong đó có nguy cơ Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông”.

Theo tờ Thanh Niên, ông Schuster cho biết: “Trên thực tế, nhiều khả năng Trung Quốc có kế hoạch thành lập ADIZ ở Biển Đông. Tuy Bắc Kinh chưa tuyên bố chính thức kế hoạch lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông trong năm nay, nhưng điều này có thể diễn ra vào năm sau”. 

Ông Schuster bổ sung thêm rằng: “Trung Quốc có thể đang chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới và cũng đang đợi hệ thống tên lửa đối không tại bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa được lắp đặt hoàn thiện. Thực tế sẽ là khi tính toán thấy có đủ khả năng xử lý các phản ứng của quốc tế, Bắc Kinh sẽ tuyên bố kế hoạch lập vùng nhận diện ở Biển Đông”, ông giải thích thêm.

Ông Schuster cũng cho rằng khi tuyên bố ADIZ, Bắc Kinh sẽ hứa hẹn với cộng đồng quốc tế rằng không can thiệp vào các chuyến bay thương mại bay qua Biển Đông. Thế nhưng, với những gì từng xảy ra, cộng đồng quốc tế khó có thể đặt niềm tin vào những lời hứa của Trung Quốc.

Như vậy, Hoa Kỳ không chỉ đẩy mạnh sự ảnh hưởng của mình trên phương diện pháp lý mà còn tăng cường sự hiện diện của các thiết bị quân sự tại khu vực Biển Đông.