Chiến lược Quốc gia tới năm 2045 của Trung Quốc là tăng cường sức mạnh mềm, hiện đại hóa quân đội, trở thành một nước có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế và biển Đông chính là cửa ngõ tới tương lai này.

Hôm 5/6, Trung tướng Kevin Schneider, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản chia sẻ với hãng tin Reuters về sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chiến hạm của hải quân, tàu tuần duyên và tầu cá của dân quân liên tiếp quấy nhiễu tàu bè của các nước khác tại các vùng biển mà Bắc Kinh âm mưu cướp đoạt. Tướng Kevin thông báo trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tần suất hoạt động của Hải quân Trung Quốc tăng vọt trên biển Đông và cả vùng biển Hoa Đông. Ông nhận định Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục nhịp độ này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo không có phản ứng gì trước công bố này.

Nhật Bản là nơi có quân đội Hoa Kỳ đồn trú nhiều nhất ở Châu Á. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ nước Nhật, lực lượng này còn là đối trọng để răn đe Trung Quốc không manh động gây hấn trong khu vực.

Bắc Kinh đã lấn chiếm, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên các đảo nhỏ và rạn san hô ở biển Đông. Mới đây đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá cho đến ngày 16/8.

Kiện Trung Quốc ra toà quốc tế

Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á và giám đốc dự án sức mạnh Trung Quốc tại trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế thế giới (CSIS) nhận định: “chắc chắn rằng đã có những tranh luận ở Việt Nam về cái lợi, cái hại, cái được, cái mất của quyết định này và đó phải là quyết định cuối cùng mà Việt Nam cần tự mình đưa ra… điều đó cũng là điều mà Trung Quốc lo lắng nhất. Do đó, tùy thuộc việc Việt Nam cần làm rõ ràng rằng có đúng là họ muốn đưa vụ việc ra tòa hay không… và nếu Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào chủ quyền biển của Việt Nam thì đến khi nào Việt Nam cần phải thực hiện điều này?

Bà Bonnie cũng cho rằng Trung Quốc luôn muốn và ngày càng cố gắng gây ảnh hưởng đến nội bộ chính trị của các nước khác. Bà dẫn cử ví dụ Trung Quốc đã dùng tiền để xây dựng các mối quan hệ với các chính trị gia trong Quốc hội Úc, dẫn đến Úc thông qua đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019. Và chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn các ví dụ như vậy. Bà hi vọng Việt Nam sẽ tỉnh táo áo trước những nỗ lực can thiệp vào nội bộ chính trị của Việt Nam từ Trung Quốc… có thể là qua truyền thông, Facebook, Twitter và nên dự đoán trước những gì Trung Quốc có thể làm. Nên cố gắng xây dựng các rào chắn để có thể đảm bảo hệ thống chính trị đủ sức bền, đủ sức chịu đựng và không dễ bị tổn thương từ các hoạt động can thiệp chính trị từ Trung Quốc.