Việt Nam tiếp tục tập trận “chống kh.ủ.ng bố” ở sân bay Buôn Ma Thuột, với tình huống là cảng hàng không này bị nhóm đông người biểu tình.
Giả định tình huống ‘cướp con tin’
Buổi diễn tập ngày 25/11 tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột do Uỷ ban An ninh hàng không chủ trì phối hợp với Bộ GTVT; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Công an tỉnh Đắk Lắk.
Báo trong nước đưa tin, kịch bản diễn tập có cảnh ịch bản diễn tập, một máy bay không người lái ‘rải truyền đơn kích động trên bầu trời tỉnh Đắk Lắk”. Sau đó, hàng trăm người dân tại TP Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận thực hiện việc biểu tình tại một số tuyến đường. Nhóm dẫn đầu đưa ra những bất cập trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền hỗ trợ COVID-19… Đồng thời, giăng biểu ngữ đòi quyền tự quyết, đòi trả lại đất đai, thả tự do cho một số người…
Tiếp theo, nhóm biểu tình quá khích xô đổ cổng số 2 sân bay Buôn Ma Thuột, tràn vào sân đỗ máy bay, ‘cướp con tin’. Theo kịch bản, bước tiếp theo là công an thuyết phục bất thành nên “trấn áp”, “dập tắt biểu tình bạo động”.
Trong tháng 11 này, hàng loạt cảng hàng không lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài… đã diễn tập “chống kh.ủ.ng bố” với kịch bản tương tự.
170 nhà sản xuất vũ khí tham gia triển lãm quốc phòng Việt Nam
Tại cuộc triển lãm có quy mô lớn lần đầu tiên do Bộ Quốc phòng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), 170 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm này với các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.
Đại diện Bộ Quốc phòng Viêt Nam cho biết, Triển lãm đã được Thủ tướng Chính đồng ý tổ chức và đích thân ông sẽ đến phát biểu khai mạc.
Báo Mỹ VOA dẫn Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, cho biết Việt Nam xác định ngân sách quốc phòng trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội để đáp ứng yêu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ tổ quốc, và dành khoảng từ 2,2%-2,8% GDP cho ngân sách này trong các năm qua.
Hồi tháng 5/2022, một báo cáo của GlobalData cho biết chi phí mua sắm quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027.
“Bất động sản nên giảm giá tương đối”
Vấn đề này được Thủ tướng Chính nêu ra tại buổi làm việc với UBND TP.HCM chiều 27/11, theo Tuổi Trẻ.
Nhận định vấn đề bất động sản có những rủi ro, Thủ tướng Chính nói: “Bây giờ sửa được gì phải sửa ngay. Nhà nước phải có một số biện pháp, doanh nghiệp phải có một số biện pháp và các địa phương cũng có một số biện pháp thì người dân mới có kết quả”.
“Giá bất động sản trong lúc này vẫn neo như bình thường sẽ không tốt cho thị trường, nên giảm giá tương đối một chút, quản lý nhà nước chặt chẽ thêm một chút, người dân thấy giảm giá thì đưa đồng tiền vào bất động sản. Như vậy mỗi người giúp một tí, như đám cháy, mỗi người xách một xô nước, cứu hỏa, công an, quân đội cùng xúm lại sẽ nhanh dập lửa”, ông Chính nói.
Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng mới đạt hơn 50 % kế hoạch
VTC dẫn tin từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước 11 tháng năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch, trong đó, vốn trong nước đạt 60,25%, vốn nước ngoài đạt 27,99%.
Theo Bộ Tài chính, hiện có 16 bộ và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60% như Thanh tra Chính phủ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đạt 100%, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đạt 99,47%. Tuy nhiên vẫn còn 27 bộ và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50% như TP. HCM đạt 25%, Hà Giang đạt 31,4%, Cao Bằng đạt 32,6%
Giám đốc CDC Quảng Trị bị khiển trách
Ông Nguyễn Đức Nghiêm, Giám đốc CDC Quảng Trị, bị khiển trách do vi phạm trong đấu thầu mua sắm và để xảy ra vụ án tham ô tài sản tại CDC.
Trước đó, ông Lê Quang Việt, cán bộ Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh của CDC tỉnh này bị khởi tố do chiếm đoạt kít xét nghiệm Covid-19.