Mục điểm tin cập nhật trên các trang báo sáng 18/7 xin gửi đến quý vị những nội dung chính sau
Tin trong nước:
- Bình Dương thông qua dự án chống kẹt xe 9.600 tỷ đồng
- Bệnh bạch hầu: Số ca nhiễm ở Tây Nguyên tăng từng ngày
- Bắc bộ nắng nóng kéo dài nhất trong 49 năm qua
Tin thế giới:
- Lượt tìm kiếm từ ‘thoái đảng’ tăng sau khi Mỹ dự định cấm đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh
- Mỹ tiếp tục điều máy bay do thám đến Biển Đông, gần bờ biển phía Nam Trung Quốc
- Việt Nam ủng hộ Trung Quốc 100.000 USD chống thiên tai
- Các quốc gia Đông Nam Á ‘Phật Giáo’ có số ca nhiễm Covid-19 đặc biệt ít
- Trung Quốc ngang ngược đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa
- Trung Quốc: Lũ lụt ở miền trung và miền đông trong tình trạng “báo động đỏ”
- Cập nhật tối 17/7: Vũ Hán phát cảnh báo đỏ về lũ; Thủ phủ Tân Cương – Trung Quốc bất ngờ phong tỏa
- Cư dân mạng Trung Quốc hoan nghênh Hoa Kỳ cấm thành viên ĐCSTQ nhập cảnh
- Tối nay, đập Tam Hiệp đón đỉnh lũ lớn
Sau đây là nội dung chi tiết
Tin trong nước
(VnExpress) – Bình Dương thông qua dự án chống kẹt xe 9.600 tỷ đồng. Ngày 17/7, tỉnh Bình Dương đã thông qua dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, với tổng kinh phí 9.600 tỷ đồng, lập trạm thu phí trong 30 năm.
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 30 km với 8 làn xe nối quốc lộ 1 tại Ngã ba Tân Vạn đến phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát. Đây là tuyến đường huyết mạch, kết nối các khu công nghiệp tại huyện Bàu Bàng, thị xã Bến Cát, Tân Uyên và 3 thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương với các cảng ở TP HCM và Đồng Nai.
(Lao Động) – Bệnh bạch hầu: Số ca nhiễm ở Tây Nguyên tăng từng ngày. Dịch bạch hầu vẫn đang hoành hành ở một số tỉnh Tây Nguyên và chưa có dấu hiệu lắng xuống. Đáng lo hơn, phần lớn ổ dịch bạch hầu nằm ở vùng sâu, vùng xa với điều kiện đi lại khó khăn trong khi người dân đang rất cần tiêm phòng vaccine để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm…
Toàn vùng Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) đã có 4 tỉnh ghi nhận các trường hợp nhiễm bạch hầu. Cụ thể, Đắk Nông 30 ca, Đắk Lắk 17 ca, Gia Lai 24 ca và Kon Tum 29 ca. Tổng cộng có 100 ca nhiễm bệnh, 3 người tử vong.
(Thanh Niên) – Bắc bộ nắng nóng kéo dài nhất trong 49 năm qua. Chiều 17/7, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết qua thống kê trong tháng 6, các tỉnh Bắc bộ đã có 21 ngày nắng nóng diện rộng, riêng tại Hà Nội ghi nhận đã có 26 ngày nắng nóng và đây được đánh giá là đợt nắng nóng kéo dài nhất ở các tỉnh Bắc bộ từ năm 1971 đến nay.
Dự báo từ nay đến hết ngày 19/7 các tỉnh Bắc bộ vẫn duy trì thời tiết nắng nóng với nền nhiệt phổ biến từ 34 – 37oC, khu vực đồng bằng và Hòa Bình nắng nóng gay gắt 37 – 38oC, có nơi trên 38 độ C. Từ 18 – 24.7, nắng nóng tiếp tục duy trì ở các tỉnh Trung bộ với nền nhiệt độ cao nhất 34 – 37oC. Trong đó, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nền nhiệt độ phổ biến 35 – 38oC, có nơi trên 39oC.
Tin thế giới
(Tinh Hoa) – Lượt tìm kiếm từ ‘thoái đảng’ tăng sau khi Mỹ dự định cấm đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh. Tờ New York Times hôm 15/7 dẫn 4 nguồn tin giấu tên cho biết lệnh cấm vào Mỹ đối với toàn bộ thành viên đảng Cộng sản Trung Quốc và người thân đang được các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét. Lệnh cấm đang ở dạng dự thảo. Theo đánh giá nội bộ, nếu tuân theo lệnh cấm này thì Hoa Kỳ sẽ cấm hơn 100 triệu người đến Hoa Kỳ.
Sau khi thông tin trên được các phương tiện truyền thông đăng tải, từ “thoái Đảng” (rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ) đã trở thành một từ nóng trên Internet, và số lượt tìm kiếm từ “thoái đảng” trên Google đã gia tăng nhanh chóng.
Tin tức này đã làm chấn động các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, ngay cả trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cũng có những tiếng vỗ tay tán thưởng, cảm ơn Hoa Kỳ đã làm một sự kiện “lưu danh thiên cổ”, và cũng có người chỉ ra rằng rất nhiều Đảng viên cũng là nạn nhân của chế độ này.
(SCMP/RFI) – Mỹ tiếp tục điều máy bay do thám đến Biển Đông, gần bờ biển phía Nam Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu SCSPI thuộc Đại Học Bắc Kinh ngày 16/7 tiết lộ Hải Quân Hoa Kỳ điều chiếc drone loại MQ-4C Triton đến khu vực ở phía đông nam Đài Loan vào chiều ngày Thứ Tư 15/7. Một ngày sau, các loại máy bay US P-8A và KC -135R đã được trông thấy xuất hiện trên bầu trời ở khu vực này và bay ngang qua Biển Đông.
Theo một số nhà quan sát được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn, đây có thể là dấu hiệu Hải Quân Mỹ bắt đầu tiến hành các chuyến bay trinh sát, thăm dò các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển có tranh chấp chủ quyền.
Trước đó, hôm 13/7, trong khi Đài Loan diễn tập quân sự, một máy bay trinh sát E-8C Mỹ được phát hiện hoạt động ở khu vực cách tỉnh Quảng Đông Trung Quốc khoảng 110km.
(Tuổi Trẻ) – Việt Nam ủng hộ Trung Quốc 100.000 USD chống thiên tai. Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 17/7 cho biết Việt Nam đã ủng hộ Trung Quốc 100.000 USD để hỗ trợ khắc phục hậu quả từ các đợt động đất và tình trạng lũ lụt ở nước này.
“Xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống và tinh thần tương trợ lẫn nhau giữa hai nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã quyết định ủng hộ Chính phủ và nhân dân Trung Quốc 100.000 USD nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt, động đất”, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin.
Trước đó trong tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm, thăm hỏi Trung Quốc về tình hình mưa lũ. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng ngày cũng gửi điện thăm hỏi tới Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
(RFI) – Các quốc gia Đông Nam Á ‘Phật Giáo’ có số ca nhiễm Covid-19 đặc biệt ít. Mặc dù ở sát nơi xuất phát dịch bệnh là Trung Quốc, và rất gần một trong những ổ dịch lớn hiện nay là Ấn Độ, thế nhưng những quốc gia mà phần đông dân cư theo Phật Giáo là Cam-pu-chia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam lại không mấy bị tổn hại.
Thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 15/7, đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm là Indonesia (hơn 80.000), Philippines (gần 59.000), Singapore (gần 47.000) và cách xa phía sau là Malaysia (gần 9.000). Trong lúc đó, trong khối “Phật Giáo”, cao nhất là Thái Lan cũng chỉ có hơn 3.000 ca nhiễm, xa ở phía sau là Việt Nam (hơn 380 ca), Miến Điện (337) Cam-pu-chia (165) và Lào (19).
Ngày 11/7, Tuần báo Anh The Economist đã nêu lên một số yếu tố có thể giải thích thực tế nêu trên như: Việt Nam thành công nhờ luôn luôn nghi kỵ Trung Quốc. Thái Lan có một hệ thống y tế tốt… Dù sao thì cũng thật đáng ngạc nhiên là các quốc gia “Phật giáo” này ít bị dịch hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
Tuy nhiên, không rõ thành công của các quốc gia “Phật Giáo” này có thể tiếp tục được duy trì trong làn sóng dịch bệnh thứ 2 hay thứ 3 hay không, khi con đường lây nhiễm ở châu Á đã đổi hướng, giờ đây nó đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ từ Trung Quốc.
(Thanh Niên) – Trung Quốc ngang ngược đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa. Tạp chí Forbes ngày 17/7 dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 4 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Các máy bay này được cho là mẫu J-11B, biến thể của Sukhoi Su-27 (NATO gọi là Flanker), có thể xem khá tương ứng với mẫu F-15 Eagle của Không quân Mỹ.
Hình ảnh các máy bay Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tập trận chung ở Biển Đông từ ngày 17/7 và lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần.
(RFI) – Trung Quốc: Lũ lụt ở miền trung và miền đông trong tình trạng “báo động đỏ”. Chính quyền thành phố Vũ Hán và các tỉnh An Huy, Giang Tây, Chiết Giang được đặt trong tình trạng báo động tối đa. Mưa lớn làm mực nước sông hồ và nhất là của sông Dương Từ dâng cao, “không còn bảo đảm an toàn cho dân chúng ».