Cư dân mạng Trung Quốc hoan nghênh Hoa Kỳ cấm thành viên ĐCSTQ nhập cảnh
Cư dân mạng Trung Quốc vui mừng trước tin Hoa Kỳ cấm nhập cảnh đối với các thành viên ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi Nhà Trắng ban hành lệnh cấm càng sớm càng tốt.
- Mỹ bất ngờ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến vào Biển Đông
- Có lớp bảo vệ đặc biệt, tài khoản Twitter của Trump không bị hack
- Tối nay, đập Tam Hiệp đón đỉnh lũ lớn
Tờ New York Times trích dẫn các nguồn tin giấu tên trong một bản tin ngày 15/7 rằng, chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ với các thành viên ĐCSTQ và thân nhân của họ.
Trước thông tin nặc danh này chính phủ Hoa Kỳ, ĐCSTQ giận dữ trong khi cư dân mạng Trung Quốc lại hoan nghênh ra mặt.
Theo Tân Hoa Xã, tính đến đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng hơn 90 triệu đảng viên, trong đó hầu hết toàn bộ quan chức chính phủ và quân đội Trung Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo của công ty lớn và các tổ chức nhà nước đều là đảng viên.
Trong nhiều thập kỷ qua, trong bối cảnh bất ổn về chính trị và kinh tế ở Trung Quốc, ngày càng nhiều quan chức ĐCSTQ và thân nhân của họ di cư sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đồng thời chuyển tài sản của họ ra nước ngoài.
Đa số quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đã gửi con cái sang Mỹ du học, điển hình là con gái nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tốt nghiệp Đại học Harvard, con gái Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng học tại Harvard vào đầu năm 2010; và con gái của thành viên Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương cũng đã tốt nghiệp Đại học Tufts ở Massachusetts.
Nếu lệnh cấm nhập cảnh này được ký ban hành, thì những thân nhân quan chức ĐCSTQ chỉ có thể quay trở về Trung Quốc để đoàn tụ với gia đình, còn các sinh viên Trung Quốc khác sẽ phải từ bỏ giấc mơ du học Mỹ.
Tuy nhiên trái ngược với thành viên ĐCSTQ, cư dân mạng Trung Quốc lại vui mừng trước tin tức này, hơn nữa còn kêu gọi Nhà Trắng ban hành lệnh cấm này càng sớm càng tốt.
Trên ứng dụng Weibo, cư dân mạng chia sẻ rầm rộ rằng lệnh cấm này sẽ ngăn chặn các quan chức tham nhũng chuyển tài sản biển thủ được ra nước ngoài, và giúp ngăn chặn các quan chức này đào tẩu khỏi Trung Quốc.
Mạng xã hội Twitter bị cấm tại Trung Quốc, nhưng nhiều người Đại Lục vẫn sử dụng phần mềm vượt tường lửa để truy cập và nêu ý kiến ủng hộ trên nền tảng này.
Những cư dân này cho biết rằng, một thành viên ĐCSTQ chắc chắn sẽ không dám tuyên bố trên mạng xã hội Trung Quốc rằng họ không phải là thành viên ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ giám sát internet tại Đại Lục, sẽ kiểm duyệt tin nhắn và có thể sẽ trừng phạt quan chức hoặc thân nhân của họ vì đã không trung thành với đảng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cảnh báo chính quyền Washington không được tiến hành lệnh cấm này trong cuộc họp báo ngày 16/7. Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước đồng loạt đăng các bài báo lên tiếng chỉ trích đề xuất này của Hoa Kỳ.
Trong khi đó tổng biên tập Hồ Tích Tiến của tờ Global Times trực thuộc ĐCSTQ, đã đăng bài viết dài trên Weibo để chỉ trích lệnh cấm nhập cảnh của Hoa Kỳ, trong đó có đoạn: “Đó là một tội ác gây tổn hại đến hòa bình thế giới và đẩy con người vào một thế kỷ 21 đầy rẫy những bất ổn”.
Ngay sau phát biểu của bà Hoa và ông Hồ, cụm từ tiếng Trung “thoái đảng” (tuidang) bỗng trở thành một từ khóa phổ biến được tìm tìm kiếm trên Google.
Ở Trung Quốc, ĐCSTQ không cho phép các thành viên ĐCSTQ rời bỏ tổ chức. Nhưng trong những năm gần đây, một phong trào đã dấy lên trong nhân dân Trung Quốc trên khắp thế giới, đó là tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Theo thống kê trên trang web của tổ chức phi lợi nhuận có tên Trung tâm Thoái đảng (Tuidang Center) có trụ sở tại Hoa Kỳ, đến nay đã có tổng số hơn 360 triệu người từ bỏ mọi liên hệ với ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của chính quyền này.