Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án trọng điểm của Việt Nam, ngoài sở hữu những bất động sản có vị trí trọng yếu còn kể đến lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử.
- Tàu chiến Mỹ áp sát Thượng Hải khi Trung Quốc đang tập trận
- Ông Pompeo cảnh báo Trung Quốc cản trở phóng viên Mỹ ở Hồng Kông
- Điểm tin kinh tế ngày 18/5: PVcombank khởi kiện Vinapaco 592 tỷ đồng; Mỹ điều tra thép Việt Nam
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, cùng cơ chế trải thảm, thông thoáng về thủ tục, ưu đãi thuế và đất đai, những năm qua, Việt Nam đã kéo được nhiều tập đoàn lớn vào đầu tư, làm thay đổi năng suất và hiệu quả lao động. Tuy nhiên nhiều dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc để lại nhiều rủi ro, hệ lụy và nguy cơ với an ninh quốc gia.
Lĩnh vực năng lượng, dự án đầu tiên cần kể đến là Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận có công suất 1.240 MW với tổng mức đầu tư 1,755 tỷ USD. Theo Thanh Niên, trong dự án này Công ty lưới điện Phương Nam Trung Quốc chiếm 55% vốn, Công ty điện lực quốc tế Trung Quốc 40% vốn, Tổng công ty điện lực Vinacomin chỉ nắm giữ có 5%.
Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 tại Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 2,187 tỷ USD, công suất 1.200 MW cũng đã rơi vào tay Công ty One Energy Asia của Hồng Kông, sau khi công ty này thâu tóm lại 25% cổ phần của Tổng công ty lắp máy VN và 23% cổ phần của Công ty CP cơ điện lạnh.
Chưa dừng lại ở đó, Công ty One Energy cũng rót 55% vốn để kiểm soát tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận, còn EVN nắm 29% và Tập đoàn Thái Bình Dương nắm 16% vốn.
Công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ khiến thị trường thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến trở thành huyết mạch tài chính của nhiều quốc gia. Đón đầu xu hướng, các đại gia TQ như Alibaba, Tencent ồ ạt nhảy vào Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Tiki nằm trong tốp 10 tại Đông Nam Á thì VNG hiện là cổ đông lớn nhất chiếm 24,25% vốn, ngay sau đó là nhà đầu tư lớn nước ngoài Jingdong có trụ sở tại Bắc Kinh 22,2%, kế đến là Ubiquitous Traders 8,82%… Trong đó cái tên Jingdong Bắc Kinh là 1 trong 2 nhà bán lẻ B2C khổng lồ ở Trung Quốc.
Ngoài Tiki, Shopee có sự hậu thuẫn lớn của gã khổng lồ công nghệ Tencent với mức đầu tư 2.500 tỷ đồng trong năm 2019. Lazada có sự góp mặt của tập đoàn Alibaba với mức đầu tư hơn 4 tỷ USD trong giai đoạn 2016 – 2019 cho Lazada Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thương vụ do công ty TQ mua bán, sáp nhập có giá trị lớn dưới dạng mua cổ phần là vụ Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần tương đương 96,9 triệu USD từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu và chi phối Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh.
Lĩnh vực nông nghiệp, Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ 71% cổ phần nắm giữ ở C.P VN sang cho công ty con Pokphand trụ sở ở Hồng Kông, trở thành đơn vị nắm thị phần chủ yếu, thâu tóm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.
Mua bán, sáp nhập, góp vốn hay liên doanh là chủ trương thông thường trong chiến lược thu hút FDI của VN. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng người Việt, lợi dụng chính sách trên sử dụng chiêu trò để sở hữu các vị trí đất trọng yếu.
Ban đầu người TQ góp vốn thấp hơn, phía Việt Nam góp chủ yếu bằng đất nhưng tỷ lệ lớn hơn, doanh nghiệp sẽ do người VN điều hành. Sau một thời gian, người TQ tăng vốn, sáp nhập hoặc mua lại cổ phần, để tỷ lệ góp vốn lớn hơn và giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn phía Việt Nam là đất, nên quyền sở hữu các lô đất chiến lược rơi vào tay người TQ.
Trước vấn nạn này, Việt Nam đưa ra khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư ngoại không được vượt quá 49%, ngăn chặn việc đi đường vòng lập các quỹ, pháp nhân đầu tư từ nước thứ 3, mua lại cổ phần, không để các nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm để trở thành cổ đông lớn hoặc nắm quyền kiểm soát chi phối.