Sự thiếu hụt dầu diesel tại Mỹ đang trở thành sự thật. Trong số nhiều lý do gây ra cuộc khủng hoảng khan hiếm dầu diesel, có một phần là do năng lực lọc dầu còn hạn chế và hậu quả từ các lệnh trừng phạt năng lượng Nga.

Dự trữ Diesel của Mỹ đạt mức thấp lịch sử

Dầu thô của Nga nặng hơn của Mỹ hoặc Ả Rập Xê Út và đặc biệt phù hợp để sản xuất dầu diesel và dầu sưởi. Đó là lý do rất nhiều xe du lịch châu Âu chạy bằng dầu diesel. 

Sự khan hiếm đã đẩy giá dầu diesel tăng cao khiến giá thành vận chuyển hàng hóa cũng sẽ cao hơn, và người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ thấy tác động của giá cả hàng tạp hóa. 

Theo Financial Times, mặc dù tồn kho sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng nhẹ vào tuần trước, nhưng mức này vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 1951 .

Dự trữ thấp lịch sử của Mỹ đã đẩy giá dầu diesel cao kỷ lục so với xăng và dầu thô. Vì dầu diesel là nhiên liệu chính của nền kinh tế Mỹ, nên giá dầu diesel tăng cao tiếp tục thúc đẩy lạm phát cao gia tăng. 

Trong báo cáo hàng tuần của EIA hôm 16/11 cho thấy, lượng dự trữ dầu diesel ở mức 107,4 triệu thùng, và đây là mức thấp nhất từng thấy trong mùa này của năm.

Trong thời gian tới, nguồn cung dầu diesel ở Mỹ và toàn cầu sẽ còn khan hiếm hơn nữa với lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm năng lượng của Nga, và có hiệu lực bắt đầu từ tháng 12/2022 và vào tháng 2/2023.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo hàng tháng vào đầu tuần này cho biết: “Sự cạnh tranh đối với dầu diesel không phải của Nga sẽ rất khốc liệt, với việc các nước EU phải mua các lô hàng từ Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ từ những người mua truyền thống của họ”. 

Trong khi hai ông lớn kinh tế là Mỹ và Đức đang gặp những vấn đề lớn về năng lượng, thì đồng minh Ukraine còn đối diện với nguy cơ tồi tệ hơn, khi các cuộc tấn công phá hủy các cơ sở năng lượng của Ukraine vẫn được phía Nga tiến hành.

Mất điện kỷ lục xảy ra ở thủ đô Kiev

Tại thủ đô của Ukraine, tình trạng cắt điện khẩn cấp tiếp tục kéo dài cả ngày, điều này đã trở thành “kỷ lục chưa từng có”, ông Sergey Kovalenko, Giám đốc điều hành của công ty con D.Solutions của DTEK cho biết. 

Ông Kovalenko đã nhắc đến các hạn chế đối với “gần 523 MW” Ông nói: “Chúng không phụ thuộc vào chúng tôi.” Chính quyền Ukraine đã nói với các nước phương Tây rằng, họ sẽ không thể sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng nếu các cuộc tấn công của Nga tiếp tục. 

Thật vậy, sau cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng thấy bằng tên lửa hành trình vào ngày 15/11 thì trong đợt tấn công thứ hai vào ngày 17/11 vừa qua,  người Nga đã sử dụng máy bay không người lái. Các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng điện hôm qua dường như ít dữ dội hơn, với cường độ và phạm vi nhỏ hơn so với hôm 15/11. 

Cần lưu ý là, lực lượng Nga thường tấn công vào buổi sáng, trước hoặc trong giờ đi làm thông thường. Nhưng vụ tấn công ngày hôm qua diễn ra lúc 4 giờ chiều giờ địa phương, đủ muộn trong ngày để cản trở việc đánh giá và sửa chữa. 

Tờ The Guardian cho biết: 

“Nga đã tung ra một làn sóng tấn công bằng tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các loại tên lửa khác trên khắp Ukraine trong cuộc tấn công hàng loạt thứ sáu kể từ đầu tháng 10.

Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Odessa và Dnipro đã được chính quyền tổng thống Zelensky và những người đứng đầu khu vực tương ứng xác nhận vào sáng thứ Năm.

Người đứng đầu khu vực Mykolaiv báo cáo rằng máy bay không người lái Shahed do Iran cung cấp đang hoạt động trên khu vực của ông. Ông cũng nói rằng một tên lửa đã được phóng về phía họ từ Biển Đen.

Có thể nói, Ukraine đang đối diện với hoàn cảnh khó khăn nhất, và có lẽ đàm phán với Nga là con đường nhanh chóng nhất để kết thúc các cuộc tàn phá này. Nhưng chính quyền Zelensky vẫn lựa chọn con đường trả đũa, chiến tranh và tiếp tục hô hào Mỹ viện trợ vũ khí.

Tuy nhiên bản báo cáo của Lầu Năm Góc mới đây cho thấy, Mỹ đang là bên chịu sự giằng xé nhất

Mỹ lo ngại về sự giám sát vũ khí của Ukraine

Giữa những lo ngại về việc thiếu sự giám sát đối với các loại vũ khí của Mỹ đổ vào Ukraine, Giám đốc điều hành Bộ Quốc phòng Mike McCord cho biết Bộ này đã thất bại trong cuộc kiểm toán lần thứ năm, để kiểm đếm chính xác vũ khí và tài sản của mình. 

Lầu Năm Góc bắt đầu kiểm toán tài chính độc lập vào năm 2017 và đã thất bại kể từ đó. Giám đốc Mike McCord  nói với các phóng viên rằng mọi thứ trong cuộc kiểm toán không khác nhiều so với năm trước và đó “không phải là tiến độ mà ông mong đợi”.

Cuộc kiểm toán tài sản trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la và khoản nợ 3,7 nghìn tỷ đô la của Lầu Năm Góc đã kết luận rằng, việc theo dõi tiền và vũ khí của Bộ Quốc phòng vẫn chưa đủ tốt. 

Khi đề cập đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine,  Giám đốc điều hành Bộ Quốc phòng Mike McCord cho biết,  việc trang bị vũ khí cho người Ukraine là một ví dụ về lý do tại sao cần có sự giám sát tốt hơn, vì họ đang cung cấp cho một quân đội cần bổ sung trang thiết bị nhanh chóng.

Ông McCord cho biết chưa có bất kỳ ví dụ nào về việc Mỹ hứa hẹn cung cấp thiết bị cho Ukraine mà nước này không có trong kho dự trữ. Nhưng có rất ít sự giám sát đối với vũ khí khi chúng được vận chuyển đến Ukraine .

Bộ Ngoại giao Mỹ  gần đây đã công bố  một số biện pháp giám sát sau hơn 8 tháng đổ hàng tấn vũ khí trị giá hàng tỷ đô la vào Ukraine. Để giám sát nguồn vũ khí này, Lầu Năm Góc cho biết nhân viên của họ đã bắt đầu tiến hành kiểm tra vũ khí bên trong Ukraine, đánh dấu xác nhận chính thức đầu tiên về sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bộ ở Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào ngày 24 tháng 2.

Có thể bạn quan tâm: