Dưỡng sinh của người xưa trong cuốn sách y học Trung Quốc
Người xưa làm sao để dưỡng sinh? Trong cuốn sách y học Trung Quốc – Hoàng đế nội kinh chia sẻ với mọi người một số bí quyết trong vấn đề này.
- Ngẫm kiếp nhân sinh, hỏi ai người sung sướng?
- Bà lão 104 tuổi chia sẻ hai chữ giúp con người sống lâu và xinh đẹp hơn
- Trước khi lên giường làm được 8 việc này, ngủ ngon giấc đến sáng
Những cách dưỡng sinh trong cuốn Hoàng đế nội kinh cực kỳ thâm sâu, có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành Trung y của người đời sau. Vậy làm thế nào để càng sống càng trẻ khỏe?
Nội dung chính
Làm việc hết mình nhưng không để bản thân mệt mỏi
Trong Hoàng đế nội kinh có viết: “Ăn uống có tiết chế, sinh hoạt hàng ngày điều độ, nhưng không quên làm việc chăm chỉ, như thế mới có thể thành lập tốt cả hình lẫn thần, mới có thể có được cuộc sống lâu dài”.
Trong quy tắc dưỡng sinh của người cổ đại, hình và thần tương trợ lẫn nhau cùng nhau tồn tại. Cái gọi là “hình ỷ thần để lập, thần cần hình để tồn tại”, nếu như muốn dưỡng tốt thần và hình thì cần phải cân đối động và tĩnh. Tĩnh bồi dưỡng nguyên khí con người, còn động có thể khiến nguyên khí có được tuần hoàn tốt.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu có thể cho tinh thần ăn no, thì chẳng phải con người càng sống càng tươi trẻ sao? Làm được những việc này: Duy trì thói quen sinh hoạt đều đặn; chế độ ăn uống cân bằng, vừa phải; kiên trì luyện tập thể dục, rèn luyện cơ thể… đều có những lợi ích rất lớn cho cơ thể con người.
Không khó để nhận ra, những người già ở nông thôn thường sống thọ hơn những người già ở thành thị. Đây cũng là do cuộc sống ở nông thôn dễ khiến người ta có những thói quen lao động tốt hơn ở thành phố.
Tâm an mà không sợ
Một người có tâm tư và thái độ bình thản, sẽ không suy tính thiệt hơn, để bản thân luôn duy trì được một loại tâm thái tích cực, lạc quan. Nhờ đó, các hoạt động sinh lý trong cơ thể con người luôn có thể hoạt động theo quy luật tự nhiên. Ngược lại, những người thường hay lo lắng, ưu phiền, nơm nớp lo sợ với cuộc sống, thì tinh thần và sức khỏe cơ thể rất dễ có vấn đề, khiến cho tuổi thọ của bản thân cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Dưỡng sinh trong Trung y nghiên cứu “dưỡng tâm điều thần”, điều này giống với cách nói “tâm an mà không sợ” trong Hoàng đế nội kinh.
Cái gọi là tâm an chính là ở tâm trí vui vẻ, miệng luôn nở nụ cười, trong cuộc sống hàng ngày giữ một tâm trạng vui vẻ và tiếng cười hạnh phúc, tốt hơn nhiều các loại thực phẩm chức năng đắt tiền. Nội tâm an định, tự tại thì bạn càng ngày càng đến gần với trường thọ.
Đạo đức nguyên vẹn mà không nguy hiểm
Trong Hoàng đế nội kinh có nói: Do đó những người sống lâu trăm tuổi, động mà không suy, đức toàn mà không bị nguy hiểm.
Điều này là nói những người có thể sống đến trăm tuổi, hành động linh hoạt nhưng không lão hóa, là bởi vì họ tu dưỡng đạo đức một cách hoàn mỹ.
Có lẽ người hiện đại không hiểu rõ hàm ý của người xưa, trên thực tế, trong văn hóa truyền thống chữ đức luôn là một trong những điều cơ bản nhất tạo nên con người. Khổng Tử nói: “Có đại đức, tất có trường thọ”. Câu này là muốn nói, những người tu dưỡng đạo đức cao, luôn càng sống càng tươi trẻ.
Tôn Tư Mạc cũng nói trong “Ngàn vàng phải buông”: “Tính phàm tự thiện, nội ngoại bách bệnh đều không sinh sôi, họa loạn nạn hại đều không bị ảnh hưởng”.
Dưỡng đức, có thể tự điều chỉnh tính cách con người, bảo vệ nguyên khí con người từ trong ra ngoài, giúp con người sống trường thọ hơn. Cái gọi là đức toàn, chính là 8 chữ “tính thiện, nhân lễ, biết đủ, nhẫn nhịn”, khiêm nhường, lễ nghĩa, tôn trọng người khác, chính là bảo vệ hình thần của bản thân không bị tổn thương, như thế mới có thể sống lâu.
Ít nhàn rỗi, bớt ham muốn
Hoàng đế nội kinh: Không màng danh lợi, hư không, chân khí từ chi, tinh thần nội giữ, bệnh an từ đâu?”
Điều này là muốn nói, con người không cầu danh lợi, không cầu, không mong muốn, thì chân khí sẽ giữ lại bên trong trong cơ thể. Tinh thần được lưu giữ lại bên trong cơ thể chứ không bị tiêu tán, như vậy thì bệnh nào có thể đến? Con người muốn càng sống càng tươi trẻ, thì phải học cách khống chế dục vọng của mình.
Thanh triều có một chuyên gia dưỡng sinh tên là Lý Độ Viễn, ông đã đưa ra những phương pháp dưỡng sinh tốt cho mọi người.
Ông từ nói: Chế độ ăn uống đơn giản có thể làm giảm gánh nặng cho lá lách và dạ dày, dục vọng đơn giản có thể giữ cho tinh thần thư thái; Ít nói chuyện có thể giúp điều hòa hơi thở; Mối quan hệ cá nhân đơn giản, có thể giữ mình trong sạch; Không màng tử sắc, có thể thanh tâm quả dục, giảm bớt suy tư có thể tránh khỏi những phiền não.
Vạn sự chỉ cần ít hơn một phần, thì có thể được hưởng lợi một phần, ăn thứ gì cũng là thơm ngọt, mặc cái gì cũng cảm thấy thoải mái, cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình.