Lần đầu tiên sau gần ba năm, ba tàu sân bay Mỹ của lực lượng hải quân Mỹ đang tuần tra vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương đã có màn trình diễn lớn tại khu vực Biển Đông. Giới quan sát nhìn nhận màn trình diễn này là dấu hiệu cho thấy lực lượng hải quân đã lấy lại phong độ sau những ngày tồi tệ nhất do sự bùng phát của đại dịch coronavirus.
- Cập nhật sáng 11/6: Mỹ điều máy bay không người lái, oanh tạc cơ đến Biển Đông; Người đi cùng bệnh nhân 332 trốn cách ly
- Biển Đông: Lợi dụng dịch Bắc Kinh gia tăng bành trướng
- Cử tàu ngầm áp sát Thượng Hải, Mỹ lại điều máy bay ném bom đến gần Trung Quốc
Theo tin từ báo New Zealand Herald, ba tàu sân bay của lực lượng hải quân Mỹ đã hiện diện tại cùng một thời điểm tại Biển Đông, đi cùng với tàu tuần dương, tàu khu trục, máy bay chiến đấu và các máy bay khác của Hải quân Mỹ là một hành động bất thường. Hành động này diễn ra khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang do Mỹ phản ứng với Bắc Kinh vì sự bùng phát của coronavirus, về động thái của Trung Quốc nhằm kiểm soát Hồng Kông và về chiến dịch quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Giới quan sát đánh giá rằng việc xuất hiện cùng một lúc của 2 tàu sân bay của Mỹ tại Biển Đông là không bình thường vì thông thường, các tàu sân bay sẽ không hoạt động cùng một lúc tại một khu vực, các tàu sân bay thường có lịch huấn luyện, di chuyển, bảo dưỡng ở các nơi trên thế giới.
cho biết: “Việc xuất hiện theo cách mạnh mẽ là một phần của cuộc chiến và như tôi luôn nói với các bạn tôi ở đây, các bạn phải có mặt để giành chiến thắng trong cuộc chiến”.
Đây là quan điểm chủ đạo xuyên suốt của ông Stephen, trước đây trong lần trả lời phóng viên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang tập trận ở phía nam Biển Đông vào năm 2018, ông Koehler khẳng định việc duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng với hải quân Mỹ.
“Điều tối thiểu là chúng tôi có thể đưa tàu sân bay như thế này, đi cùng tàu chiến và thủy thủ để nói rằng chúng tôi có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, theo luật pháp quốc tế ở đây, với kỹ năng hàng hải tốt và các bên cùng nhau hoạt động”. Ông khẳng định hoạt động của Mỹ trên Biển Đông nhằm phát thông điệp về tự do hàng hải, thương mại theo luật quốc tế.
Chiến lược quốc phòng của Mỹ coi Trung Quốc là mối quan tâm an ninh hàng đầu, và các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc đã nỗ lực đưa các lực lượng quân sự sang khu vực Biển Đông để chống lại những gì họ đang thấy là Trung Quốc đang đẩy mạnh sức mạnh quân sự tại khu vực này.