Tin tổng hợp Sức khoẻ ngày 23/5 của tin360.tv xin gửi đến quý vị những nội dung chính sau:

  • Hóc xương cá, 5 tháng sau ra cục u vùng cổ
  • Trồng cây trong nhà, lợi ích không thể kể hết
  • Giảm nhiều bệnh nếu ‘nhón gót chân’ mỗi ngày
  • Lý do tăng cân khiến nhiều người bất ngờ

Hóc xương cá, 5 tháng sau ra cục u vùng cổ

Một bé gái 12 tuổi bị mắc xương cá, gia đình chữa trị theo kiểu dân gian là “vuốt xương”, sau đó, bé hết đau nhưng lại có một khối sưng ở vùng cổ trái, gia đình đưa bé đi điều trị nhiều nơi nhưng không hết. 

Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bác sĩ chỉ định cho chụp cắt lớp vùng cổ mới phát hiện ra khối u lạ này là một ổ viêm bên trong có mẫu dị vật nghi xương cá dài 3cm, nằm sát bó mạch cảnh ở cổ.

Dị vật xương cá trong cổ bé gái gây u

Sau khi hội chuẩn các bác sĩ quyết định phẫu thuật để lấy mẫu xương ra. Theo nhận định, trường hợp này khá may mắn do dị vật không đâm vào thực quản – có thể sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Việc sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tốt, do đó, theo khuyến cáo trẻ em khi bị hóc xương nên đến có sở y tế chuyên khoa để xử lý kịp thời.

Trồng cây trong nhà, lợi ích không thể kể hết

Cây cối luôn mang đến những lợi ích sức khoẻ và cải thiện môi trường sống cho chúng ta. Dưới đây là 5 lợi ích của việc trồng cây trong nhà hoặc nơi làm việc, và những loại cây nào nên trồng.

1. Cung cấp nguồn oxy dồi dào

Mọi người đều biết rằng ban ngày cây quang hợp sẽ hấp thụ CO2, và thải khí Oxy, giúp chúng ta có nguồn không khí sạch và trong lành để thở. Tuy nhiên có một số cây vẫn tiếp tục quá trình quang hợp này vào ban đêm như: Phong lan, xương rồng, hay dứa cảnh. 

2. Phòng ngừa một số bệnh

Cây hấp thụ nước qua rễ và thoát hơi nước qua lá, việc trồng cây trong nhà giúp đảm bảo độ ẩm trong không khí, giúp da khoẻ hơn, giảm thiểu được các triệu chứng đau họng và ho nhờ việc tăng độ ẩm từ cây trồng giảm thiểu sự lây lan của virus cúm.

3. Lọc không khí và bỏ hoá chất độc hại

Theo nghiên cứu Nasa cho thấy trồng một số loại cây trong nhà có thể loại bỏ đến 87% hợp chất hữu cơ độc hại (như benzen, fomanđêhyt, và acrolein…)  sau 24h. Tiếp xúc với các hợp chất này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ ung thư, các bệnh mãn tính về phổi, gan, thận; và gây kích ứng cấp tính cho mắt và đường hô hấp

10 loại cây hàng đầu để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nhà nên trồng như huệ hòa bình, cây trầu bà vàng, cây thường xuân, hoa chi cúc, hoa cúc đại, cọ tre, cây đỗ quyên, cây phất dụ mảnh và cây nhện.

4. Tăng năng suất lao động

Trồng cây chỗ làm việc giúp giảm căn thẳng

Theo những nghiên cứu cho thấy, những người tiếp xúc thường xuyên với cây xanh có khả năng ghi nhớ công việc tốt hơn 20%, còn người làm việc trong môi trường nhiều cây xanh thì hiệu quả và chất lượng công việc đều cao hơn.

5. Giảm căng thẳng

Nghiên cứu cho thấy thực vật tác động tích cực lên tinh thần của một người, thường sau khi được tiếp xúc với thực vật tinh thần sẽ trở nên phấn chấn, thoải mái hơn.

Giảm nhiều bệnh nếu ‘nhón gót chân’ mỗi ngày

Đôi bàn chân là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể khi chúng ta đi lại, bên cạnh đó bàn chân cũng là nơi hội tụ nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Việc chăm sóc cho đôi bàn chân và luyện tập cho nó là điều cần thiết, ngoài việc ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để chân thư giãn, còn một cách khác vô cùng hiệu quả mà chúng ta có thể làm hằng ngày để cải thiện sức khỏe của những cơ quan khác trong cơ thể, đó là “nhón gót chân”. 

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hiệu quả thực sự bất ngờ. Một danh y họ Trần bà Trần Đồng Vân, sống tại Trung Quốc, bà đã 98 tuổi, nhưng vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày, chia sẻ bí quyết sống khỏe và duy trì sự minh mẫn của mình, bà thường nhắc đến thói quen nhón gót chân khi đi bộ, hoặc khi nằm, ngồi của mình.

Bí quyết trẻ khoẻ của danh y Trần Đồng Vân, 98 tuổi là “nhón chân” hằng ngày

Thật vậy, thường xuyên nhón gót chân sẽ cải thiện lưu thông máu phần dưới cơ thể, những người đứng hoặc ngồi một chỗ dễ mắc các triệu chứng tê bì chân tay, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, việc nhón chân làm các cơ chân co giãn, mạch máu được thắt chặt, cho phép máu của tĩnh mạch chạy vào tim, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Đối với những người bị bệnh trĩ, khi kiễng chân sẽ làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày. Hơn nữa thực hiện thường xuyên có thể giúp cho quá trình đại tiện diễn ra nhanh hơn, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và ngăn ngừa chúng trở nên tồi tệ hơn.

Việc nhón gót giúp cho hoạt động lưu thông máu diễn ra tốt hơn, cải thiện chức năng của mạch máu não, giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi, cải thiện chức năng tim…

Nhón gót chân thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ nhiều cơ quan trong cơ thể

Lợi ích từ việc nhón gót chân thường xuyên là không thể kể hết, thực hiện lại vô cùng dễ dàng, chỉ cần bạn đi bộ nhón chân từ 30 đến 50 bước mỗi lần, sau đó nghỉ ngơi ngắn, rồi lặp lại một vài vòng nữa theo tình trạng thể chất của bạn với tốc độ tuỳ ý.

Khi bạn ngồi, khép hai chân với nhau, giữ chặt tay bám vào ghế và tựa lưng, bạn cũng có thể dựa vào tường bằng cả hai tay sử dụng các ngón chân làm điểm hỗ trợ, nâng gót chân từng cái một, rồi thả xuống, thực hiện 4-8 lần một ngày.

Những lúc nghỉ ngơi trên giường, hai chân của bạn khép lại và duỗi thẳng, đặt các ngón chân lại gần với nhau, co duỗi ngón chân của cả hai bàn chân cùng lúc hoặc luyện tập từng chân một.

Khi thực hiện, nếu người ít vận động sẽ dễ gặp tình trạng bắp chân cảm thấy không thoải mái, khi ấy bạn có thể tạm dừng, nghỉ ngơi một chút, khi đã tập quen thì tình trạng này sẽ mất.

Lý do tăng cân khiến nhiều người bất ngờ

Tăng cân là vấn đề nhức nhối khiến nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, nhiều người cho rằng tăng cân là do chế độ ăn uống, nhưng cũng không hoàn toàn là như vậy, cùng tìm hiểu thêm một số nguyên nhân gây tăng cân nhanh chóng sau nhé:

Tăng cân là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu

Mất ngủ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mất ngủ còn khiến bạn tăng cân, nguyên do là vì điều này khiến cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan trong cơ thể không đảm bảo được nhiệm vụ bình thường, lượng calo trong cơ thể sẽ không thể tiêu thụ sẽ tích lại thành mỡ.

Stress

Stress đi kèm với béo phì đã thành một cặp trong cuộc sống hiện đại. Áp lực cuộc sống khiến chúng ta, đặc biệt là phụ nữ, dễ tăng cân vì stress làm chậm quá trình trao đổi chất. Nghiên cứu cho thấy nếu cùng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, người bị stress có thể tăng cân gấp 2 lần so với người không stress. Do đó, việc duy trì một trạng thái cân bằng trong cuộc sống là điều cần thiết

Dùng thuốc

Những loại thuốc điều trị bệnh như trầm cảm, tăng huyết áp, đái tháo đường… hay các liệu pháp điều trị bằng hoóc môn, các biện pháp phòng tránh thai cũng có thể khiến bạn tăng cân.

Bị bệnh

Đa phần khi mắc bệnh sẽ khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng, nhưng cũng có những căn bệnh khiến bạn tăng cân nhanh, điển hình là căn bệnh suy giáp. 

Tuyến giáp là bộ phận có chức năng kiểm soát sự trao đổi chất nếu tuyến giáp hoạt động yếu sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, lượng mỡ thừa tích lại càng nhiều thì chúng ta sẽ dễ tăng cân. Do đó, khi bị tăng cân không rõ nguyên nhân, kết hợp với triệu chứng mệt mỏi, ngủ li bì, khàn giọng, đau đầu… thì cũng là dấu hiệu bạn có thể đang mắc một căn bệnh nào đó liên quan đến tuyến giáp.

Mãn kinh

Trước thời kỳ mãn kinh khoảng 1-2 năm, mỡ không còn phân bố đều trên cơ thể mà tập trung vào bụng, mông, đùi làm cơ thể mất cân đối. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên luyện tập một môn tập nào đó nhẹ nhàng, khoang thai, bởi vì việc theo đuổi những môn tập vận động mạnh mẽ sẽ khó có thể tiếp tục khi đến thời kỳ mãn kinh hoặc về sau đó. Duy trì hoạt động thể dục khi còn trẻ sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng, sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ mãn kinh một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng.