Vào ngày 19/3, trong một bản công bố của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc về số người dùng điện thoại ở nước này trong tháng 2, cho thấy số thuê bao điện thoại di động giảm 21 triệu trong 2 tháng đầu năm 2020. 

21 triệu thuê bao này đã đi đâu? Lý do của sự sụt giảm bất thường này là gì? 

Theo bản công bố, trong tháng 2, tổng số thuê bao dùng điện thoại di động ở Trung Quốc giảm từ 1,600957 tỷ xuống còn 1,579927 tỷ, giảm 21,03 triệu thuê bao. Số thuê bao sử dụng điện thoại cố định giảm từ 190,83 triệu xuống còn 189,99 triệu, giảm 840 nghìn thuê bao.

Điều này được cho là bất thường khi vào cùng kỳ năm ngoái, tức là vào tháng 2/2019, số lượng người dùng điện thoại ở nước này vẫn đang tăng lên. Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, số thuê bao dùng điện thoại di động trong tháng 2/2019 tăng tăng 24,37 triệu thuê bao. Số thuê bao sử dụng điện thoại cố định tăng từ tăng 6,64 triệu thuê bao.

Trung Quốc mất 21 triệu thuê bao di động trong 2 tháng qua (ảnh báo theworldnews)

Ngoài ra, dữ liệu hoạt động của cả 3 nhà mạng điện thoại di động lớn ở Trung Quốc gần đây cũng cho thấy, số thuê bao điện thoại di động của các hãng đều tăng vào tháng 12/2019 nhưng giảm mạnh vào đầu năm 2020.

Cụ thể, China Mobile, nhà mạng lớn nhất Trung Quốc, nắm giữ khoảng 60% thị trường điện thoại di động ở nước này, công bố đã mất 0,862 triệu thuê bao vào tháng 1 và 7,254 triệu vào tháng 2 năm 2020. 

China Telecom, nhà mạng lớn thứ hai nắm giữ khoảng 21% thị trường, mất 0,43 triệu thuê bao vào tháng 1 và 5,6 triệu thuê bao vào tháng 2 năm 2020. 

China Unicom, nhà mạng lớn thứ ba, chưa công bố dữ liệu cho tháng 2, nhưng tiết lộ rằng họ đã mất 1,186 triệu thuê bao vào tháng 1 năm 2020. 

Sự sụt giảm bất thường của cả 3 nhà mạng trên trùng khớp với thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc. 

Ngày 1/12/2019, chính quyền Trung Quốc đưa ra quy định người dân phải quét khuôn mặt để xác nhận danh tính khi đăng ký điện thoại. Trước đó, từ tháng 9/2010, Trung Quốc đã yêu cầu tất cả người dùng điện thoại di động phải đăng ký điện thoại với các thông tin cá nhân được xác thực của mình, nhằm kiểm soát phát ngôn của người dân thông qua hệ thống giám sát quy mô lớn.

Mức độ số hoá ở Trung Quốc rất cao và điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc. Người dân sử dụng điện thoại di động để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như mua sắm, mua vé tàu xe, thanh toán hoá đơn… cùng các yêu cầu của chính phủ về lương hưu và an sinh xã hội. Tài khoản ngân hàng cũng gắn liền với số thuê bao di động.

Người Trung Quốc còn được yêu cầu sử dụng điện thoại di động để tạo mã sức khỏe. Hiện tại, chỉ với mã sức khỏe ‘xanh’, người dân mới được phép di chuyển tại Trung Quốc. Do đó người dân hầu như không thể sống thiếu điện thoại.

Việc 21 triệu thuê bao di động ở Trung Quốc ‘biến mất’ trong đại dịch làm dấy lên những thắc mắc: Nếu chỉ là do nhiễm bệnh và cách ly thông thường thì người dùng vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại di động, và thời gian dùng có thể còn tăng cao hơn so với trước khi dịch bệnh. Nếu thuê bao chuyển sang mạng khác thì cũng không thể sụt giảm đột biến như trên. 

Theo phân tích của các chuyên gia, có thể một số đã tử vong, và không thể mang điện thoại của mình sang thế giới bên kia, một số bị cắt thuê bao do cầm quyền Bắc Kinh không muốn người dân phát tán thông tin khủng hoảng trong thời kỳ dịch bệnh cao điểm. Rất khó để có câu trả lời chính xác bởi giờ đây trong xã hội Trung Quốc thì “người chết không biết nói” và người dân đâu có tiếng nói.

Theo bạn trong 21 triệu thuê bao biến mất có bao nhiêu phần trăm “không biết nói” và bao nhiêu phần trăm “không có tiếng nói”? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn qua những bình luận bên dưới bài nhé!