Đức và EU tuyên chiến: Ai là thủ phạm gây ra vụ nổ đường ống Nord Stream?
Xung đột Ukraine và vụ nổ đường ống Nord Stream càng làm sáng tỏ hơn bức tranh toàn cảnh, cho thấy một phương Tây đang trở nên cùng quẫn trước Nga, và sẵn sàng làm liều để đạt mục đích nhằm: Tiêu diệt Nga, hủy hoại Đức và biến châu Âu thành một lục địa chư hầu.
Nội dung chính
Âm mưu phá hoại ngày càng sáng tỏ
Cuộc tấn công vào cả hai đường ống NS 1 và 2, bao gồm 3 vụ nổ được kích hoạt ở các nhánh riêng biệt gần đảo Bornholm thuộc chủ quyền của Đan Mạch, nhưng lại ở vùng biển quốc tế.
Đây là một tính toán cực kỳ tinh vi, được thực hiện lén lút ở độ sâu nông của eo biển Đan Mạch. Đối với các tàu chiến “tàng hình” hoặc các phương tiện lặn không người lái chỉ có thể hoạt động khi có sự cho phép của Đan Mạch. Bởi lẽ vùng biển xung quanh đảo Borholm được Đan Mạch trang bị các thiết bị cảm biến để phát hiện tàu ngầm Nga.
Điều đó nói lên rằng, để phá hủy đường ống NS cực kỳ kiên cố này, không thể chỉ đơn độc một phía hành động, mà phải có sự phối hợp giữa các bên.
Tờ Der Spiegel của Đức hôm 29/9 cho biết, các nhà chức trách an ninh nước này tin rằng, “các thiết bị nổ phải tương đương với 500 kg thuốc nổ TNT được sử dụng để phá hủy các đường ống này”.
Trong khi ấy tờ Asiatimes cho biết:
Tờ này cũng cho biết, hầu hết các nước châu Âu đều có các phương tiện lặn điều khiển từ xa, có thể tấn công và tiêu diệt các mục tiêu dưới nước. Nhưng liệu có quốc gia châu Âu nào dám liều lĩnh phá hoại NS?
Tất nhiên là sẽ rất rủi ro cho bất kỳ quốc gia nào bởi cũng giống Nga, các nước châu Âu đều cần Nord Stream vì an ninh năng lượng cho họ. Ngoài ra, một động thái phá hủy hệ thống này có thể bị Nga coi là hành động gây chiến.
Cơ quan an ninh Đức cho rằng, việc phá hỏng NS chỉ có thể là kế hoạch mang tầm vóc Nhà nước với khả năng do “người nhái hoặc tàu ngầm mini” đã cài mìn hoặc chất nổ vào đường ống.
Hàng loạt dữ kiện mới càng cho thấy sự can gián của Mỹ và NATO như sau:
- Một lực lượng đặc nhiệm của hạm đội Hải quân Mỹ đã xuất hiện ở khu vực đảo Bornholm của Biển Baltic với các chuyên gia phá dỡ mìn dưới đáy biển.
- Thêm vào đó một tàu “nghiên cứu” của Anh đã lảng vảng trong vùng biển Đan Mạch từ giữa tháng 9;
- Và thú vị là NATO đã đăng twitter về việc thử nghiệm “các hệ thống không người lái mới trên biển” vào đúng ngày xảy ra sự cố phá hoại NS.
- Tiếp đến Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch có cuộc gặp khẩn cấp với Tổng thư ký NATO chỉ 2 ngày sau khi xảy ra sự cố. Lưu ý, cả 3 vụ nổ xảy ra ngay sát vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
- Cũng đúng vào ngày hôm đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã gia tăng thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, bao gồm cả mức giới hạn giá dầu Nga.
- Cũng cần nhắc lại là, tại sao CIA lại cảnh báo Đức về một cuộc tấn công vào Nord Stream trước đó nhiều tuần?
Và bây giờ Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gọi cuộc tấn công Nord Stream là “sự phá hoại”, và đe dọa rằng, “bất kỳ cuộc tấn công có chủ ý nào nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Đồng minh sẽ được đáp ứng bằng một phản ứng thống nhất và kiên quyết”. (Reuters)
Có thể thấy, kịch bản phá hoại Nord Stream đang lặp lại chính kịch bản Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya, bởi cả hai đều do Nga kiểm soát và đều bị NATO đe dọa sử dụng điều 5 để đáp trả.
Có thể nói đây là một âm mưu vô cùng tinh vi và thâm độc của phương Tây trong việc vừa phá hoại, vừa đổ vấy cho Nga để kiếm cớ đe dọa tấn công tập thể.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bộ não phương Tây nào đã lập ra kế hoạch phá hoại tinh vi này?
Các ứng cử viên nặng ký nhất chính là Tình báo Mỹ và Anh, trong đó có sự can dự của Ba Lan, và Đan Mạch đóng một vai phụ không thể thiếu, vì chính phủ nước này không thể không biết gì khi có lực lượng đột nhập vào vùng đặc quyền của họ.
Vậy vì sao đường ống NS 1 và 2 lại trở thành mục tiêu bị phá hủy trong thời điểm này? Và mục đích của thủ phạm trong vụ việc này là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu các diễn biến tiếp theo.
Phá hủy Nord Stream nhằm mục đích gì?
Trước khi trả lời câu hỏi này, cần phải nhắc lại là cuộc tấn công vào hệ thống NS diễn ra trong bối cảnh các cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra ở 4 khu vực ở Donbass, với tỷ lệ người dân đồng thuận gia nhập Nga.
Trong khi ấy, nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức đang ở ranh giới cuối cùng của ngưỡng chịu đựng do thiếu hụt năng lượng khi mùa đông đang cận kề. Nền kinh tế EU và người dân châu Âu đang rất cần nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ của Nga.
Một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đang sắp xảy ra, và ngày càng có nhiều tiếng nói trong chính quyền Thủ tướng Scholf yêu cầu xem xét việc mở lại đường ống Nord Stream 2.
Giới lãnh đạo cầm quyền Đức vốn theo lập trường thiên tả, nhưng lúc này cũng không còn lựa chọn nào khác, có thể buộc phải tìm cách hòa giải với Putin để nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, đầu não của Liên minh châu Âu ở Brussels – vốn là cánh tay nối dài của Washington – sẽ không bao giờ chấp nhận việc này.
Chính quyền Joe Biden thời điểm này đã gần như tuyệt vọng, khi đã sử dụng hết các ngón đòn để trừng phạt Nga, và viện trợ vũ khí ồ ạt cho Ukraine, nhưng vẫn không cản được Nga từng bước đạt được các mục tiêu đề ra của mình.
Việc Đức – cường quốc kinh tế số 1 EU nhiều khả năng quay trở lại đối thoại với Nga, là điều không thể chấp nhận được đối với Mỹ.
Điểm mấu chốt là, năng lượng chính là đòn bẩy của Nga trong việc yêu cầu châu Âu gỡ bỏ các lệnh trừng phạt, để đổi lại việc Nga nối lại nguồn cung khí đốt, hòng xoa dịu cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.
Tờ Asiatimes đã đặt câu hỏi: “Liệu Mỹ có thể đã phá hoại đường ống Nord Stream để loại bỏ đòn bẩy của Tổng thống Vladimir Putin đối với châu Âu trong mùa đông này?”
“Nếu có sự lo ngại đáng kể ở Washington rằng, châu Âu có thể phá vỡ sự đồng thuận về việc trừng phạt Nga trong cuộc chiến Ukraine để cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông này, thì động thái như vậy có thể có logic”.
Rõ ràng, vụ phá hoại hệ thống NS cho thấy Nhà Trắng muốn kéo dài cuộc xung đột tại Ukraine, và tìm mọi cách phá hủy bất kỳ mọi mong muốn ngừng bắn hay đối thoại.
Không có gì ngạc nhiên khi Điện Kremlin cho biết, họ “cực kỳ lo ngại về vụ việc”. Nó tương tự như Mỹ và Anh từng phá hoại các cuộc đàm phán về ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3, khiến cuộc chiến kéo dài hơn 6 tháng nữa và vẫn chưa có hồi kết.
Có thể nói, bất cứ thế lực nào tấn công vào đường ống khí đốt giờ đây đều đang hài lòng, khi việc vô hiệu hóa NS 1 và 2 cũng đồng nghĩa chấm dứt hoàn toàn mọi khả năng thỏa thuận đàm phán giữa Nga và Đức.
Cần lưu ý những tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay khi xảy ra sự cố NS.
Ông Blinken nói rằng, những rò rỉ của NS sẽ “không có tác động đáng kể đến khả năng phục hồi năng lượng của châu Âu” … “Và điều quan trọng là chúng tôi đang làm việc ngày này qua ngày khác, cả trên cơ sở ngắn hạn và dài hạn”.
Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ cho thấy điều gì? Đó là Mỹ đã đạt được hai mục đích: Thứ nhất là “chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga”, và thứ hai là “buộc EU đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo” để có thể giải quyết “thách thức biến đổi khí hậu” theo chủ nghĩa toàn cầu.
Đối với Washington, điều ưu tiên là áp đặt giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga, và “tăng” nguồn cung LNG sang châu Âu vào thời điểm Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong năm nay. Tất cả đều là nhờ lệnh cấm vận của phương Tây do chính quyền Biden khởi xướng.
Sự cố phá hỏng hệ thống NS cùng với lệnh trừng phạt mới này, giờ đây, Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác không còn cách nào khác, sẽ buộc phải mua nhiều LNG giá cao hơn từ Mỹ thay vì từ Gazprom của Nga.
Thiệt hại chưa công bố, Nga tung đòn trả đũa?
Trong khi các nhà sản xuất LNG tại Mỹ khấp khởi ăn mừng thì các gã khổng lồ năng lượng của EU chắc chắn đang mất ăn mất ngủ.
Tiên liệu về hệ thống NS ngày càng trở nên u ám. Áp lực trên các đường ống NS đang giảm xuống theo cấp số nhân và hiện chứa đầy nước biển. Liệu các đường ống NS này có thể được sửa chữa trước khi mùa đông tới? Chưa bên nào công bố, và điều này cho thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng.
Sự cố phá hủy NS 1 và 2 không chỉ riêng mình nước Nga chịu tổn thất, mà còn có rất nhiều các đối tác châu Âu bao gồm:
Tập đoàn ON Ruhrgas; Wintershall Dea, và Uniper của Đức; Tập đoàn NV Nederlandse Gasunie của Hà Lan; tập đoàn Engie của Pháp. Tiếp theo là OMV của Áo; British-Dutch Shell – tập đoàn đa quốc gia của Anh và Hà Lan….Trong đó, tập đoàn Wintershall Dea và ENGIE vừa là đồng sở hữu vừa là chủ nợ.
Các cổ đông này hiện đầu đang bốc khói và ráo riết muốn có một cuộc điều tra độc lập nghiêm túc về sự cố NS.
Về phía Nga, Điện Kremlin đang phải đối mặt với một thế trận không kiêng dè từ phương Tây, ngay cả với đường ống mang tính huyệt mạch sống còn này của châu Âu.
Nga được cho là sẽ ở trong tình trạng báo động đỏ, không chỉ đối với đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn cả đường ống Sức mạnh Siberia, cùng mê cung đường ống nối dài từ Nga đến Tân Cương (Trung Quốc).
Bất kể ai là thủ phạm chính, thì việc tấn công vào đường ống NS nuôi nấng cuộc sống toàn châu Âu, cho thấy Washington và đầu não Brussel đã thất bại nặng nề tại mặt trận Ukraine.
Tấn công hèn hạ vào đường ống dân sự NS 1 và 2 được cho là phương án cuối cùng, sau khi cả chục nghìn các biện pháp trừng phạt áp lên Nga đã phản tác dụng.
Tuy nhiên, hành động phá hoại này chắc chắn sẽ khiến Nga phản ứng, có thể âm thầm hay công khai kể từ bây giờ, và cũng có thể sẽ xảy ra với các đường ống dẫn khí đốt của Mỹ hay Anh, hay bất cứ đồng minh phương Tây nào trong vùng biển quốc tế.
Na Uy bỗng dưng thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu của châu Âu, khi đường ống NS bị phá hủy cùng ngày khai trương đường ống Baltic nối dài tới Ba Lan.
Việc trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho châu Âu luôn đi kèm với rủi ro, vì các giàn khoan dầu khí ở Biển Bắc của Na uy vừa bị rung chuyển bởi các máy bay không người lái (UAV) bí ẩn quấy nhiễu chỉ 1 ngày sau khi đường ống NS bị phá hoại.
Theo Daily Mail, UAV đã làm rung ít nhất 6 trong số các giàn khoan ngoài khơi của công ty năng lượng khổng lồ Equinor của Na Uy, nằm trong phạm vi an ninh 500 mét. Một UAV đã bay trong vòng 50 mét từ bệ Heidrun ở Biển Na Uy”.
Daily Mail cho biết thêm, “Đan Mạch có một mạng lưới đường ống rộng lớn nối với lục địa, mà các chuyên gia cho rằng có nguy cơ bị phá hoại”.
Có thể nói, sự cố phá hoại NS đã giúp Mỹ bắn một mũi tên trúng nhiều đích, trong đó làm suy yếu nước Nga, hủy diệt kinh tế Đức và nhấn chìm châu Âu xuống vị thế thấp kém của một lục địa chư hầu cho Mỹ.
Để tìm hiểu lý do này, chúng ta cần tìm hiểu sâu vào mối quan hệ đồng minh Mỹ – Đức
Nước Đức khốn khổ: Đồng minh thôn tính
Có vẻ như nước Mỹ dưới sự điều hành của chính quyền Joe Biden ngày càng lộ rõ âm mưu thôn tính châu Âu.
Vụ phá hoại đường ống Nord Stream có nghĩa là sẽ không có khí đốt tự nhiên cho Đức vào mùa đông năm nay, đồng nghĩa nền công nghiệp hùng mạnh của nước này sẽ bị triệt tiêu, với việc tập đoàn hóa chất BASF buộc phải đóng cửa vào cuối năm nay.
Có một điều truyền thông tránh nhắc đến là, nếu tập đoàn BASF đóng cửa, có nghĩa là ngành công nghiệp của châu Âu cũng sẽ sụp đổ.
BASF cung cấp phần lớn các hóa chất công nghiệp cần thiết cho phân bón, lọc dầu, các ngành hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, dệt may, sản phẩm tiêu dùng, vật tư y tế và dược phẩm, chất dẻo và nhựa, v.v.
Không có BASF, ngành công nghiệp châu Âu không thể hoạt động, và không có khí đốt tự nhiên của Nga, BASF cũng dừng hoạt động luôn.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn phản đối các dự án châu Âu nhận năng lượng từ Nga, và muốn châu Âu mua dầu và khí đốt đắt tiền hơn của Mỹ.
Cuộc tấn công phá hoại vào đường ống NS I và II, có nghĩa là cuộc chiến chống lại nền kinh tế Đức đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Trong những thập kỷ qua, nền kinh tế hùng mạnh của Đức đã đóng góp cho khu vực đồng Euro lên tới 1,24 nghìn tỷ Euro. Rõ ràng ngành công nghiệp của Đức sẽ lụi tàn nếu thiếu năng lượng giá rẻ của Nga. Đương nhiên Đức suy yếu thì châu Âu cũng sẽ trở thành một lục địa nghèo nàn không thể cạnh tranh với Mỹ.
Thực tế tại châu Âu, đối thủ quân sự của Mỹ là Nga và đối thủ kinh tế của Mỹ chính là Đức. Những gì chính quyền Biden cần làm là kích động Nga phản ứng lại các mối đe dọa do Mỹ dàn xếp, theo cách buộc các ‘đồng minh’ của họ phải tuân theo các chính sách trừng phạt của mình.
Rõ ràng châu Âu đã “chết não” và trở thành công cụ đắc lực của chính quyền Biden trong cuộc xung đột Ukraine khi tiếp tục ban hành vòng trừng phạt thứ 8 lên Nga.
Chỉ hơn hai tuần qua, đã có những cảnh báo khẩn cấp khi tuần báo lớn của Đức là Der Spiegel đặt câu hỏi: Suy thoái của Đức sẽ tồi tệ như thế nào?.
Tờ báo này nêu rõ: “Nền kinh tế đang trượt gần như mất kiểm soát vào một cuộc khủng hoảng có thể khiến đất nước suy yếu vĩnh viễn.”
Thảm kịch sẽ xảy ra khi khoảng 6 đến 10 triệu người dân Đức thất nghiệp, báo hiệu hệ thống an sinh xã hội sẽ tan vỡ.
Lúc đó, “Ngành công nghiệp châu Âu phải đối mặt với sức nặng của giá năng lượng tăng vọt” như tiêu đề bài báo của tờ Irish Examiner cảnh báo, rằng“Châu Âu đang trả tiền mua khí đốt nhiều gấp 7 lần so với Mỹ, cho thấy khả năng cạnh tranh công nghiệp của lục địa này đang bị xói mòn nghiêm trọng”.
Thực tế, EU đang chìm trong giấc mơ vô chính phủ. Mọi con mắt có thể đổ dồn vào kết quả bầu cử ở Ý, nhưng châu Âu có quá nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.
Mùa đông sắp đến, và hậu quả thảm khốc của cuộc khủng hoảng năng lượng do các lệnh trừng phạt giờ đây đã và đang được cảm nhận trên khắp lục địa.
Ngay cả tờ New York Times vốn ủng hộ nhiệt tình cỗ máy chiến tranh của chính quyền Biden, gần đây cũng buộc phải thừa nhận tác động “tê liệt” mà các lệnh trừng phạt của Brussels đang gây ra đối với ngành công nghiệp và tầng lớp lao động ở châu Âu.
Tờ này viết: “Giá năng lượng cao đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp châu Âu, buộc các nhà máy phải nhanh chóng cắt giảm sản lượng và khiến hàng chục nghìn nhân viên phải lao động”.
Đây thực sự là một dấu hiệu cho thấy sự mất lý trí của các chính trị gia châu Âu khi nhìn thấy vực thẳm mà vẫn nhắm mắt làm ngơ, phá hủy sinh kế của hàng trăm triệu công dân châu Âu để đổi lấy các đòn trừng phạt nước Nga. Không ai ngoài Thủ tướng Hungary có thể nói ra một sự thật hiển nhiên: Rằng các lệnh trừng phạt cần phải chấm dứt.
Chính quyền Biden cũng đang trong thảm họa kinh tế thời kỳ suy thoái, nhưng Mỹ sẽ thu được lợi nhuận từ thảm họa của nước Đức và châu Âu.
Tờ nhật báo Handelsblatt cho biết, các công ty Đức đang chuyển hoạt động sản xuất sang Bắc Mỹ, do Washington đang thu hút bằng năng lượng rẻ và thuế thấp.
Chính phủ Đức tuyên bố muốn ngăn chặn điều đó nhưng vô vọng, nếu không chấm dứt các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga.
Rõ ràng chính quyền Biden, với sự giúp đỡ của các chính trị gia tại Brussel, đang tiến hành một cuộc chiến chống lại cường quốc số 1 của châu Âu, đồng thời triệt tiêu các ngành công nghiệp và bần cùng hóa người dân ở châu lục này.
Rõ ràng không chỉ Mỹ muốn triệt tiêu nền kinh tế Đức, mà còn có thêm một đồng minh hỗ trợ đắc lực.
Tại châu Âu, Ba Lan đang ngày càng trở thành đồng minh thân cận của Mỹ chỉ sau Anh. Sự nhiệt tình của Ba Lan trong cuộc xung đột tại Ukraine đã trở nên đối nghịch với sự rụt rè, miễn cưỡng của Đức.
Chính quyền hiện tại của Ba Lan ngày càng thù địch với Đức, mà đỉnh điểm nước này vừa đòi Đức bồi thường chiến tranh lên tới 1,3 nghìn tỷ đô la từ thời Thế chiến 2.
Đã đến lúc chính phủ Đức phải thức tỉnh nhận ra rằng, có một cuộc chiến đã được phát động chống lại đất nước của họ.
Không phải là Nga, mà đáng tiếc lại chính là đồng minh của Đức.
Hạ bệ đồng Euro, tiếp tục duy trì vị thế đồng Dollar
Phải chăng việc đường ống NS bị tấn công với sự trợ giúp ít nhất của một vài thành viên EU / NATO, và đang tham gia vào một hành động phá hoại nền kinh tế số một của khối EU/NATO là nước Đức.
Điều này có nghĩa là ngành công nghiệp châu Âu đã kết thúc. Hệ quả là các ngân hàng châu Âu sẽ phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán trên diện rộng.
Sự tồn tại của đồng Euro, và sự tồn vong của Liên minh EU đang bị đe dọa.
EU đã bị khuất phục hoàn toàn về mặt kinh tế trước Mỹ.
Vụ phá hoại NS 1 và 2 có thể nằm trong một phần kế hoạch tiêu diệt nước Nga, hủy diệt nền kinh tế Đức, để chia nhỏ hai khối lục địa Á-Âu thành hàng nghìn mảnh, nhằm ngăn chặn sự hợp nhất xuyên Á-Âu giữa Đức (đại diện cho EU), Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với GDP 50 nghìn tỷ USD so với 20 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Bất kỳ ai giành quyền kiểm soát được hai lục địa Á-Âu, sẽ có quyền kiểm soát thế giới.
Tất nhiên kế hoạch này không đến từ ông chủ Nhà Trắng 79 tuổi có biểu hiện suy giảm trí nhớ, càng không phải Tổng thống xuất thân từ diễn viên hài Zelensky, mà là của Giới tinh hoa theo Chủ nghĩa toàn cầu với sự giúp sức của “Giới tinh hoa Washington”.
Nhà phân tích tài chính Tom Luongo tin rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang gây chiến với Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong nỗ lực làm sụp đổ đồng Euro, có khả năng dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng Châu Âu, nhằm duy trì sự thống trị của đồng đô la trong nhiều năm tới.
Việc Fed liên tục tăng lãi suất, kết hợp với cuộc chiến ở Ukraine, đang khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi châu Âu và chuyển sang trú ẩn vào đồng đô la. (Bloomberg)
Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát Mỹ được chế ngự. Có nghĩa là họ sẽ tăng lãi suất cho đến khi có điều gì đó bùng nổ trên sân khấu tài chính thế giới. Lãi suất tăng khiến đồng đô la mạnh và các đồng tiền khác suy yếu. Phát súng đầu tiên chính là hạ gục đồng euro và tiếp tới sẽ là các ngân hàng châu Âu.
Có điều, quan chức Fed sẵn sàng hy sinh đồng minh châu Âu để giữ cho đồng đô la Mỹ tồn tại lâu hơn, ngay cả khi nợ quốc gia đạt mức hơn 30 nghìn tỷ đô la và cỗ máy in tiền đã hoạt động quá mức.
Hàng tỷ đô la được phê duyệt cho Ukraine từ Quốc hội Mỹ rõ ràng là một sự tước đoạt trắng trợn tiền thuế của dân, trong thời điểm nước Mỹ đang suy kiệt mọi mặt.
Bất chấp điều đó, chính quyền thiên tả Joe Biden vẫn tiếp tục khuấy động các điểm nóng xung đột, mà Ukraine là một ví dụ, để phục vụ cho Cuộc Tái lập vĩ đại do Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thiết kế.
Xem thêm: Sự cố đường ống Nord Stream: Thông điệp chiến tranh?