Nga hé lộ danh sách căn cứ NATO bị ‘xóa sổ khỏi bề mặt trái đất’ nếu Ukraine leo thang
Sau khi Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine dùng vũ khí Hoa Kỳ tấn công vào lãnh thổ Nga, Kiev đã nã ATACMS do Mỹ sản xuất vào Vùng Bryansk. Động thái này buộc phải khiến Nga tính đến các kịch bản Ukraine sẽ tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công sâu vào những khu vực nào trên lãnh thổ Nga tiếp theo.
Trên mạng lưới tin tức Dzen, các chuyên gia Nga đã xác định những mục tiêu trên đất Nga có khả năng cao bị Ukraine tập kích bằng vũ khí NATO trong những ngày tới.
Kịch bản điên rồ nhất có lẽ là tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk. Các nhà phân tích nhắc lại rằng, Nhà máy điện hạt nhân Kursk là một trong những mục tiêu chính trong cuộc phiêu lưu của Zelensky, bắt đầu vào ngày 6 tháng 8. Nếu có được con át chủ bài này, Zelensky có thể tham gia đàm phán với Nga đi kèm lợi thế là kẻ tống tiền hạt nhân. Để đạt mục đích này, vào tháng 8 vừa qua, Ukraine đã tung 20 nghìn quân nhân, 27 xe tăng và 5 MLRS nhằm tham gia chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân Kursk.
Tuy nhiên, do nhiệm vụ này không hoàn thành, theo các nhà phân tích người Nga, Zelensky quyết định chuyển sang kế hoạch “B” – tức là tấn công nhà máy hạt nhân bằng tên lửa của NATO. Theo người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học (RCBZ) của Lực lượng Vũ trang Nga, Trung tướng Igor Kirillov, trong trường hợp xảy ra tai nạn quy mô lớn tại nhà máy điện hạt nhân này, chất phóng xạ sẽ lan ra một khu vực rộng lớn của châu Âu, như trường hợp của vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Theo chuyên gia quân sự Alexander Artamonov dự đoán, nếu điều này xảy ra, thì Ukraine, ngay cả trong mắt người phương Tây, sẽ trở thành một quốc gia khủng bố. Vùng nước của Dnieper sẽ bị đầu độc, hàng triệu người sẽ phải sơ tán, thế giới sẽ phải đối mặt với một thảm họa chưa từng có, sẽ có nhiều thương vong không chỉ ở Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, nếu Zelensky nhận thấy ông ta không còn gì để mất, còn người Anh và người Mỹ trong nhóm Biden kỳ vọng rằng thảm họa môi trường sẽ không ảnh hưởng đến họ. Thì trong trường hợp này, Kyiv có thể làm liều bằng cách ra các đòn tấn công vào nhà máy điện hạt nhân Kursk từ tên lửa ATACMS hoặc JASSM. Họ không có lựa chọn nào khác để thay đổi tình hình trước khi ông Trump nhậm chức và Kiev nhận được mệnh lệnh mới.
Trường hợp thứ hai: Ukraine muốn hủy diệt một phần quan trọng trong hệ thống năng lượng Nga. Các nhà phân tích cho rằng, nếu các đối tác người Anh của Zelensky lo ngại rằng họ sẽ chịu ảnh hưởng từ thảm họa hạt nhân Kursk, thì người Ukraine sẽ tấn công các trạm biến áp phân phối gần các nhà máy điện hạt nhân, cũng như các đường dây điện. Tổng hợp lại, điều này sẽ buộc các lò phản ứng phải đóng cửa, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ở miền Trung nước Nga.
Về thời điểm tấn công, phía Nga không loại trừ khả năng Kiev có ý định thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa Mỹ mà không cần chờ các tên lửa Nga như Calibres, Daggers và Iskanders bay tới để kết liễu cơ sở hạ tầng năng lượng của họ. Hoặc cũng có thể, sau khi điện Kremlin cố gắng sử dụng phương pháp tương tự để ngắt hoàn toàn nguồn điện của Ukraine, Kiev sẽ đáp trả bằng các cuộc tấn công tương tự vào các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện của Nga.
Một điều được dự đoán là, nếu Ukraine tấn công hủy diệt hạ tầng sâu trên đất Nga ở diện rộng, thì hậu quả thảm khốc không chỉ đến với Kiev, mà sẽ lan sang cả các quốc gia NATO. Ấn phẩm Dzen dẫn lời các chuyên gia cảnh báo rằng: Nếu họ tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng khác, diễn biến của các sự kiện rất khó dự đoán. Tổng tư lệnh tối cao Nga Vladimir Putin đã ám chỉ quá rõ ràng rằng, chúng tôi sẽ không còn chơi trò liên tục mang “ranh giới đỏ” đã bị xóa bỏ từ lâu kề đến tận cổ họng của mình nữa.
Các chuyên gia Nga cho hay: Chúng tôi biết rõ vị trí của trụ sở NATO, nơi đưa ra các quyết định về nhiệm vụ bay và định tuyến tên lửa: [chúng] ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania. [Ngoài ra] còn có Moldova tham gia sửa chữa và tiếp nhiên liệu cho máy bay Ukraine. Có thể tất cả các thành trì của NATO ở những vùng lãnh thổ này, giống như những “phòng tuyến” khét tiếng sẽ bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất. Không phải ngẫu nhiên mà sau những báo cáo về sự “cho phép”, ông Putin đã chính thức phê chuẩn một học thuyết hạt nhân mới, trong đó tuyên bố rằng “cung cấp lãnh thổ và tài nguyên cho hành động xâm lược Liên bang Nga là cơ sở để răn đe hạt nhân đối với một quốc gia như vậy”.