Tránh nói dối để không có 8 biểu hiện xấu trên khuôn mặt
Người xưa có câu: “Tướng do tâm sinh.” Khi một người nói dối; khuôn mặt họ dễ lộ ra những dấu hiệu không tự nhiên, từ ánh mắt, lời nói đến cử chỉ. Dù tinh vi đến đâu, vẫn không thể giấu đi những biểu hiện này. Cùng tìm hiểu 8 biểu hiện rõ ràng nhất trên khuôn mặt của người nói dối và lý do bạn nên sống chân thật.
- Nhẫn là bí quyết giữ hôn nhân bền vững
- Vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống – phong thủy của gia đình
- Cao Sơn Lưu Thủy , tri kỷ khó tìm
8 biểu hiện của người nói dối trên khuôn mặt
1. Giọng nói dao động
Khi nói dối, giọng nói sẽ thay đổi bất thường, lúc cao, lúc thấp, hoặc nhắc mất nhịp. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy họ đang chốt dạ.
2. Ánh mắt liên tục đảo, nháy
Người nói dối thường không nhìn thẳng vào người đối diện; đồng thời mắt của họ sẽ liên tục đảo hoặc nháy nhanh.

3. Cơ thể bồn chồn, đứng ngồi không yên
- Nỗi tâm sợ bị phát hiện khiến người nói dối trở nên bất động, căng thẳng, hoặc cứ ngồi không yên.
4. Hay đặt câu hỏi dò xét
Những người nói dối hay dùng những câu hỏi để thăm dò đối phương; tránh nói trực tiếp về bản thân.
5. Tạo ra nhiều động tác nhỏ
Họ có xu hướng chạm mũi, vuốt tóc, liếm môi hoặc dụi mắt để chặn cảm xúc bất an.
6. Nói liền mạch như đã học thuộc
Lời nói trôi chảy mà không có mốc cảm xúc; giống như đang đọc thuộc lòng một câu chuyện đã chuẩn bị trước.
7. Đổ mồ hôi, nóng nừc
Khi bị căng thẳng do nói thật , họ sẽ đổ mồ hôi trên trán và mũi do adrenaline tăng cao.

8. Tỏ ra quá thân thiện
Người không bao giờ nói thật sẽ giả vờ thân thiện quá mức để giành được lòng tin từ người đối diện.
Hệ lụy của thói quen nói dối đối với cá nhân và xã hội
Con người đều có hai mặt: thiện và ác. Nếu một người luôn cho rằng nói dối một chút; mà không ảnh hưởng đến người khác là việc bình thường và cho phép mình làm vậy; thì dần dần họ sẽ tự rèn cho mình thói quen nói dối. Lâu ngày, hành vi này sẽ ăn sâu vào tiềm thức, khiến họ mất đi sự trung thực vốn có.
Một đứa trẻ sơ sinh như tờ giấy trắng. Nhưng nếu lớn lên trong môi trường mà người lớn thường xuyên nói dối; thì lâu dần đứa trẻ cũng sẽ bị tiêm nhiễm, coi đó là điều bình thường. Vòng tuần hoàn này cứ thế tiếp diễn, khiến xã hội ngày càng mất đi những giá trị chân thật. Hiện nay, nhiều người nghĩ rằng nói dối không ảnh hưởng đến người khác thì cũng không sao; nhưng thực tế hành vi này vô cùng nguy hiểm. Khi việc nói dối trở thành thói quen, đạo đức xã hội sẽ ngày càng xuống dốc; con người không còn tin tưởng lẫn nhau, dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ.
Giữ vững đạo đức bằng sự trung thực và trách nhiệm
Cổ nhân xưa rất coi trọng tâm tính và lời nói, bởi họ hiểu rằng một người có thể tự ước thúc bản thân chính là người có đạo đức cao thượng. Họ tin vào nhân quả báo ứng; nên dù có rơi vào hoàn cảnh nào cũng tuyệt đối không nói dối để hại người. Tuy nhiên, những giá trị tốt đẹp ấy dường như đã mai một trong xã hội hiện đại. Ngày nay, nhiều người không còn tin vào nhân quả, họ sẵn sàng nói dối để trục lợi, nghĩ rằng có thể lừa người mà “Thần không biết, quỷ không hay”. Nhưng thực tế, mỗi lời nói dối đều để lại dấu vết trong tâm hồn, khiến con người ngày càng xa rời bản tính thiện lương của mình.
Vì vậy, hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể sống chân thành, tử tế và khoan dung. Hãy rèn luyện đức tính trung thực, có trách nhiệm với lời nói của mình và cố gắng chỉ nói lời chân thật. Đây chính là cách giúp bạn có được sự bình yên cả về thể xác lẫn nội tâm trong xã hội đầy biến động này.