Phương pháp tự nhiên giúp giảm ho tại nhà hiệu quả, lưu lại cho khi cần bạn nhé!
Bị kho khan ở giai đoạn đầu đừng vội dùng thuốc kháng sinh, bạn hãy thử tham khảo một số phương pháp trị ho tự nhiên dưới đây nhé.
Các nguyên liệu gần gũi dễ kiếm, cách làm đơn giản. Bạn có thể lưu lại khi cần nhé!
Nội dung chính
Ho cảm lạnh
Biểu hiện chính là ho có tiếng nặng, ngứa họng, khạc nhổ, đau nửa đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm lạnh và sốt.
Quýt nướng
Quýt nướng có tác dụng điều trị rất tốt đối với cảm lạnh và ho do cảm lạnh, biểu hiện chủ yếu có: Ho thấp giọng, khạc đờm, chân tay lạnh và sổ mũi, kiến nghị nên ăn cả vỏ quýt.
Vỏ quýt được nướng qua lửa, có thể chỉ trong một thời gian nóng sẽ trở thành khô héo. Do lượng nước bên trong vỏ quýt tươi nhiều, khi nướng xong sẽ có vị hơi khô. Ngoài ra, vỏ quýt nướng có tác dụng điều hòa khí, trừ hanh khô, lợi ẩm, ngừa ho. Bên cạnh đó, vỏ cam nướng cũng giàu vitamin C, có thể tăng cường tác dụng chống viêm, chống lại phản ứng viêm phế quản.
Củ cải trắng mật ong
Củ cải trắng vị đắng ngọt giúp ngăn ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, có thể giúp lưu thông khí huyết, giảm đờm, ngừa ho và có tác dụng làm đẹp. Mật ong vị ngọt, có thể làm dịu cổ họng, giảm ho, nuôi dưỡng phổi, làm ẩm ruột, giải độc, nuôi dưỡng nhan sắc… Kết hợp 2 thứ này lại với nhau là bài thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị ho.
Cách làm: Lấy một củ cải trắng rửa sạch, cạo bỏ vỏ. Thái củ cải thành hạt lựu (to bằng hạt đậu là được), cho mật ong vào khoảng nửa bình kín, sau đó đổ củ cải trắng đã thái hạt lựu vào đậy kín như bình thường.
Ngâm trong khoảng 2 giờ, dùng thìa vớt củ cải trong bình ra, thêm một chút nước ấm vào. Mỗi ngày có thể uống 4-5 lần, dần dần ho sẽ ngừng và dừng hẳn, phương pháp này cũng hiệu quả cho người bị bệnh hen suyễn.
Đặt túi nước nóng lên lưng
Nếu thường xuyên bị ho có đờm trắng và nóng kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng và cảm lạnh… bạn có thể đổ đầy một chai nước nóng, quấn chiếc khăn mỏng và đặt nó lên cột sống ngực thứ ba ở lưng, cách huyệt phổi khoảng 1,5 inch, rất hiệu quả cho việc giảm ho và giảm cảm lạnh.
Muối gừng nóng lăn rốn
Lấy 200 gram muối thô và 100 gram gừng thái sợi, sau đó đem rang nóng rồi đổ vào một cái khăn khô hoặc vải gạc, buộc chặt để muối và gừng không bị đổ ra ngoài, khi nhiệt độ thích hợp dùng hỗn hợp lăn nhẹ nhiều lần trên rốn, mỗi lần kéo dài 3-5 phút. Sau đó, lăn nhẹ ở hai bên xương sườn cho đến khi muối hết nóng. Mỗi ngày làm một lần cũng có tác dụng an thần ngủ tốt.
Ho phổi nóng
Biểu hiện chủ yếu là ho nhiều lần, đờm màu vàng, kèm theo khô miệng, đau họng, táo bón, nước tiểu đỏ, nóng trong, khó thở, thở nặng nhọc.
Bách hợp
Bách hợp có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giảm nóng trong, giữ ẩm cho phổi và giảm ho. Có rất nhiều cách ăn như: Nấu cháo hoa bách hợp, bách hợp hấp, cho vào xào cùng cần tây đều là những sự lựa chọn không tồi. Người có lượng đường trong máu bình thường, có thể thêm một đường vào trong giúp nuôi dưỡng phổi tốt hơn.
La Hán ngâm nước
Quả La Hán vị ngọt và mát có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, làm dịu cơn khát. Thích hợp với những người nóng trong người, bị ho khan, ho có đờm và mệt mỏi do say nắng… Quả La Hán ngâm lấy nước uống, đến tối ăn quả. Quả La Hán có vị ngọt hơi chua, có thể ngâm lâu một chút nước uống sẽ ngon hơn.
Nước lê đường đá
Lê có tác dụng ấm phổi làm dịu cơn khát, khi uống cùng với đường đá, có thể làm dịu cổ họng, ngăn ngừa ho, trị ho khan, khô rát cổ họng, ho không có đờm, miệng khô, họng khô, đặc biệt thích hợp dùng vào mùa thu.
Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt bỏ phần đỉnh, dùng một cái thìa lấy nạo bên trong quả lê sau đó cho đường đá vào. Lấy phần đầu vừa cắt bỏ của quả lê đậy nắp lại rồi cho vào nồi hấp trong khoảng 30 phút, phương pháp này phải dùng kiên trì mới có hiệu quả.
Ho vào sáng sớm
Trứng gà hoa mật ong: Nước mật ong có thể trị ho nếu như thêm trứng gà, hiệu quả càng nhanh và rõ rệt hơn. Cách làm là lấy một quả trứng gà cho thêm ít nước sôi để làm thành trứng gà hoa, sau đó thêm một thìa mật ong vào cùng một chút dầu mè, uống mỗi buổi sáng khi chưa ăn gì, kiên trì trong 10-15 ngày mới có hiệu quả.
Ho vào ban đêm
Ngậm mật ong: Nếu thường xuyên bị cảm lạnh hoặc ho liên tục không dứt, đặc biệt là vào buổi tối, ho đến mức không thể ngủ được. Có thể áp dụng cách trước khi đi ngủ ngậm một ngụm mật ong, ngậm trong miệng sau đó dần dần nuốt xuống dưới, như thế tình trạng ho sẽ giảm dần đáng kể.
Nước vừng đường: Lấy 15g vừng, đường đá 10g cho vào trộn với nhau và đun sôi, phương thuốc này phù hợp cho những người bị ho khan không có đờm.
Ho yếu ớt
Những người thể chất yếu khi bị ho có thể kéo dài trong một thời gian dài.
Trứng gà ngâm nước đường: Đánh trứng vào một cái bát, khuấy đều, đun sôi với 50g đường trắng và nửa bát nước, cho một lượng nước gừng tươi thích hợp vào trong và uống khi còn nóng. Thích hợp cho ho do cảm lạnh, ho lâu dài.
Nguồn: secretchina