Những chuyện bí ẩn – lạ lùng về đập Tam Hiệp
Vài năm trở về trước, nhiều người sẽ cảm thấy những câu chuyện này là sản phẩm của sự hư cấu mang màu sắc liêu trai, nhưng giờ đây, khi số phận đập Tam Hiệp đang mong manh trong lũ dữ, không ít người đã có suy nghĩ khác.
Dưới đây là những câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn về con đập lớn nhất Trung Quốc.
Nhà thầu bị Diêm vương hỏi thăm
Theo đài NTD có trụ sở ở Mỹ, trong dư luận lan truyền câu chuyện rằng, khi xây dựng đập Tam Hiệp, một quản đốc nhà thầu đã có giấc mơ kỳ lạ. Anh ta mơ thấy một hôm mình ở trong cung điện của Diêm Vương. Phán quan nói với anh ta rằng nếu anh ta dám xả nước, thì sẽ giảm số năm dương thọ của anh ấy. Quản đốc sợ hãi vội báo cáo lãnh đạo.
Nhưng lãnh đạo thờ phụng chủ nghĩa vô Thần đã không tin điều này, sau đó liền đi thị sát, tối hôm đó đã mơ thấy mình bị Diêm Vương mời đi uống trà. Phán quan nói nếu việc xây dựng không thể tránh khỏi, thì mong ông có thể di dời tượng Phán quan và tượng Diêm Vương đến nơi khác, nếu không sẽ có báo ứng. Người lãnh đạo đồng ý, Phán quan liền chấm một điểm trên trán anh ta, nói rằng đó là bằng chứng.
Tuy nhiên tỉnh dậy, lãnh đạo này nghĩ đó chỉ là giấc mơ, cũng chẳng lưu tâm tới nữa. Sau này cả quản đốc và vị lãnh đạo kia đều bất ngờ tử vong. Khi ấy mọi người truyền nói, sau khi hai người qua đời, ở bên rìa làng buổi tối thỉnh thoảng có nghe âm thanh của tiếng xiềng xích va vào nhau, có người còn từng nhìn thấy một hàng bóng đen trong đêm.
Cũng trong giai đoạn xây đập, còn một câu chuyện kỳ bí nữa liên quan đến tin đồn có một con rắn đã bị chặn bên trong. Thật trùng hợp, một số người thực sự đã phát hiện thấy một con rắn trong Đập Tam Hiệp, điều này cũng đã được báo Trung Quốc đưa tin.
Theo bài báo địa phương, có con rắn dài hơn một mét, thân có vằn sọc đã xuất hiện ở đập khiến người dân hoảng loạn. Một người đàn ông đã mạnh dạn dùng thanh gỗ khiêu khích nó, nhưng con rắn không tấn công người.
Dự ngôn đáng sợ của chuyên gia thủy lợi để lại
Nhìn nhận nguy cơ nếu xây đập Tam Hiệp, chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Hoàng Vạn Lý đã gửi thư cho chính quyền yêu cầu cho mình 30 phút để nói rõ tai họa của đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, vì không được thực hiện yêu cầu nên đến lúc hấp hối, ông vẫn cho rằng: “Tam Hiệp không thể xây dựng”.
Chuyên gia này đã để lại 12 điều tiên tri về hậu quả do đập Tam Hiệp gây ra cũng như cái kết. Đó là: “Sức ép xuống hạ lưu Trường Giang làm đê vỡ bờ; ngăn cản vận tải đường thủy; vấn nạn di dân; vấn đề tích ứ; chất lượng nước chuyển xấu; lượng điện phát ra không đủ; khiến khí hậu bất thường; động đất liên tiếp; bệnh trùng hút máu kéo dài; sinh thái chuyển biến xấu; thượng du lũ lụt nghiêm trọng; cuối cùng sẽ bị dồn ép mà nổ tung”. Đến nay 11 sự kiện trên đã xảy ra như lời tiên đoán và chỉ còn một sự kiện cuối cùng chưa thành hiện thực là việc đập Tam Hiệp bị nổ tung.
Những lời của ông Hoàng Vạn Lý được cho là trùng với dự ngôn của nhà tiên tri Lưu Bá Ôn. Theo những gì vị quân sư lừng danh của Chu Nguyên Chương để lại trong Tháp Kim Lăng, thì 500 tới 600 năm sau thời ông (chính là thời điểm chúng ta đang sống), sẽ xảy ra hiện tượng “Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương” (“Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi”.)
Tiên đoán này được nhà giải thích dự ngôn lý giải: Động đất, núi lửa đều là do luồng khí trong lớp vỏ trái đất bị loạn mà sinh ra. Câu “Nhất tuyến thiết nan đương” được lý giải là: Đập Tam Hiệp yếu ớt mong manh tột cùng, khi đối diện với các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa… đều không có sức chống đỡ, đối kháng.
Dự đoán tuổi thọ bất nhất
Theo Giáo sư Lưu Sùng Hi, chuyên gia về kết cấu đập cho biết, tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ có 50 năm. Trong khi đó, kết luận từ báo cáo khả thi của dự án đập Tam Hiệp do cơ quan phát triển Quốc tế Canada và tập đoàn quản lý dự án Canada thực hiện thì bi quan hơn khi cho thấy tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ 40 năm.
Phía nhà nước Trung Quốc cho rằng, tuổi thọ của đập Tam Hiệp có thể được từ 500 năm đến 1000 năm; tuy nhiên nhiều nhà khoa học phản đối điều này. Những con đập bê tông mà các chuyên gia nghiên cứu ở Nhật Bản thường chỉ được 100 năm, còn tuổi thọ của các đập bê tông ở Trung Quốc chỉ là 50 năm.
Sự mạnh miệng của quan chức giảm dần
Thời gian đầu khánh thành đập, giới lãnh đạo Trung Quốc rất thích dùng cách nói “dự ngôn” để chứng tỏ sự kiên cố phi thường của “kiệt tác kỹ thuật quốc gia”. Nhưng theo thời gian, tuyên bố của quan chức Trung Quốc về khả năng chống đỡ của đập Tam Hiệp ngày càng bớt mạnh miệng.
Cụ thể, tháng 6/2003, nhà chức trách tuyên bố “Đập Tam Hiệp đặc biệt kiên cố, có thể ngăn được trận lụt vạn năm mới gặp một lần”;
Đến tháng 5/2007, cơ quan chức năng tuyên bố “Đập Tam Hiệp năm nay có thể ngăn chặn được trận lụt ngàn năm mới gặp”;
Đến tháng 10/2008, cơ quan chức năng thấp giọng “Đập Tam Hiệp có thể chống được trận lũ lụt trăm năm mới gặp”;
Vào tháng 7/2010, quan chức Trung Quốc dè dặt rằng: “Thử thách đập Tam Hiệp với trận lụt 20 năm mới gặp gây kinh động toàn lưu vực sông Trường Giang”;
Tháng 6/2016, truyền thông nhà nước bắt đầu thay đổi dùng quan điểm của giáo sư Thanh Hoa: khả năng ngăn ngừa lũ lụt không mạnh như dự tính.
Gần đây nhất, khi đối mặt với trận lũ tàn phá các tỉnh phía nam vào tháng 6/2020, chính quyền Trung Quốc dừng hẳn lối nói khoe tài tiên tri, thay vào đó chỉ đạo truyền thông trong nước loan tin “đập Tam Hiệp ‘còn nguyên’ trong mưa lớn”.
Viễn cảnh kinh hoàng nếu đập vỡ
Đập Tam Hiệp được coi là tử huyệt của Trung Quốc, vì vậy, nếu vỡ sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Khi thảm họa xảy ra, 1/3 diện tích Trung Quốc bao gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải với hàng trăm triệu dân sinh sống sẽ nằm sâu dưới biển nước từ 5-10m.
Đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ gây ra cơn sóng thần cực lớn, kế đó là tình trạng lở đất xảy ra dồn dập khắp vùng hạ lưu. Toàn bộ dân cư hàng trăm triệu người kể cả ở các thành phố lớn sẽ bị nước cuốn, nhà đổ, đất vùi. 1/3 diện tích Trung Quốc – vùng thịnh vượng nhất bao gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt…
Các kiến trúc lịch sử huy hoàng của Trung Quốc sẽ tan biến trong nước lũ. Hàng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưởng, hãng sản xuất hàng để xuất khẩu, cùng với tàu bè thương maị, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tàn phá, ngập nước và cuốn ra biển. Mất nguồn cung cấp điện khổng lồ, Trung Quốc sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện, khoa học công nghệ tan tành, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.
Ngoài Trung Quốc, vỡ đập Tam Hiệp cũng khiến các nước vùng hạ lưu sông Mê Kông lâm vào tình cảnh khốn đốn.