Hôm 19/12, Bệnh viện Quân y 175 (TP. HCM) đã tổ chức nghiệm thu bãi đậu trực thăng trên nóc phân Viện Chấn thương chỉnh hình.

Giám đốc Viện 175, PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết bãi đậu trực thăng đủ điều kiện, tiêu chuẩn đưa vào khai thác sử dụng. Ngoài mục tiêu phục vụ cấp cứu cho Trường Sa (Khánh Hòa), đây sẽ còn là Trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ – đường thủy – đường không cho TP. HCM cùng khu vực lân cận.

Thông thường các ca cấp cứu bằng đường không, sẽ về sân bay Tân Sơn Nhất; nên mất một khoảng thời gian quý báu nhất định. Vì vậy Viện Chấn thương chỉnh hình với quy mô 500 giường; có sân đỗ trực thăng có thể bảo đảm kịp thời cho công tác cấp cứu; từ vùng biển đảo phía nam của Tổ quốc.

Để đảm bảo phối hợp chu toàn, Viện 175 thường xuyên duy trì huấn luyện tổ cấp cứu đường không. Trung bình mỗi năm, Viện phối hợp cấp cứu bằng đường không từ 7 – 10 ca.

Bãi đậu trực thăng rất phổ biến tại các bệnh viện cho máy bay trực thăng cứu thương đáp xuống và để chuyển bệnh nhân vào và ra khỏi cơ sở bệnh viện. Một số trung tâm chấn thương lớn có nhiều sân bay trực thăng trong khi hầu hết các bệnh viện nhỏ chỉ có một.
Bãi đậu trực thăng trên nóc Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Quân y 175 (ảnh sáng 19/12 – theo NLD)

Mong muốn bãi đậu trực thăng được cấp phép nhiều hơn nữa

Có mặt tại buổi ra mắt bãi đậu trực thăng, PGS-TS Tăng Chí Thượng; Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM, cho biết TP đang thực hiện đề án cấp cứu chuyên nghiệp, hiện đại. Với sân đỗ trực thăng lần đầu được cấp phép tại Viện 175; sắp tới Sở Y tế sẽ có quy chế phối hợp để kịp thời cấp cứu các bệnh nhân trong thời gian ngắn nhất.

Cũng theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, các bệnh viện như cơ sở 2 BV Ung bướu (Q.9); bệnh viện Nhân dân 115… đã có sân đỗ trực thăng; nhưng để được cấp phép thì quy trình rất khó khăn, cần có sự phối hợp từ nhiều ban ngành…