Bí ẩn khoa học cổ đại: Cột sắt hơn 1500 năm tuổi không gỉ
Kỹ thuật tinh xảo nào đã giúp người thợ rèn Ấn Độ cách đây hơn 1500 năm luyện được sắt không gỉ? Hãy cùng khám phá trình độ bậc thầy của người xưa qua cột sắt Delhi nổi tiếng.
Cột sắt Delhi được đúc vào thế kỷ thứ 5, là một trong những di tích cổ nổi tiếng của Ấn Độ. Trụ sắt khổng lồ này ban đầu được bảo tồn trong ngôi đền Thần cổ. Hiện nay, nó nằm ở trung tâm của đền thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam Mosque (Delhi, Ấn Độ).
Trụ sắt được làm từ 98% sắt rèn (không hoàn toàn tinh khiết), cao 7,2 m và trọng lượng khoảng 10 tấn. Trên thân cột sắt có những dòng chữ cho thấy người Ấn Độ xưa đã dựng lên để bày tỏ lòng thành kính tới các vị thần Vishnu của đạo Hindu và vua Gupta.
Điều bí ẩn của cột sắt cổ hơn 1500 tuổi
Đã trải qua hơn 1.600 năm trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nhưng cột sắt này không hề bị gỉ. Điều này chứng minh cho kỹ thuật tinh xảo cổ xưa của thợ rèn Ấn Độ.
Với kỹ thuật hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả để chế tạo các đồ vật chống gỉ sét. Như vậy, so với nền văn minh Ấn Độ thì người hiện tại chưa thể sánh kịp. Đây cũng là lý do lôi cuốn các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim nghiên cứu về bí ẩn này.
Theo giới khoa học, về lý thuyết sắt nguyên chất là không bị gỉ nhưng sắt nguyên chất khó luyện, giá thành lại cực cao. Ngoài ra, một số nhà khoa học đã phân tích thành phần của trụ sắt; phát hiện trong đó có nhiều tạp chất mà không phải là sắt nguyên chất. Như vậy, đáng lẽ trụ sắt này dễ bị gỉ sét hơn những loại sắt thông thường.
Cột sắt đó tượng trưng cho nền văn minh Ấn Độ cổ. Có thể cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sớm phát minh được kỹ thuật luyện sắt không gỉ. Đây dường như là một bí ẩn thách thức tài trí thông minh khám phá của nhân loại.
Vén màn khoa học bí ẩn trong cột sắt của người Ấn Độ cổ
Gần đây, các nhà nghiên cứu của viện Công nghệ Ấn Độ IIT đã khám phá được bí ẩn tạo nên sự trường thọ của cây cột sắt Delhi. Qua quan sát bằng kính hiển vi, phát hiện một lớp vỏ cực mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt trụ sắt.
Thành phần của lớp vỏ là hỗn hợp gồm sắt, oxy và hidro. Chính hợp chất này đã bảo vệ cột sắt không bị gỉ khi tiếp xúc với không khí. Do đó phản ứng ăn mòn không xảy ra khiến cột sắt trở nên bất diệt.
Phân tích đồng vị phóng xạ cho thấy, lớp bảo vệ này được hình thành khoảng 3 năm sau khi cột sắt được chế tạo.Trong suốt 1.600 năm, chúng liên tục dày lên với tốc độ chậm. Đến nay lớp vỏ này mới chỉ đạt độ dày khoảng 1/20 milimet.
Theo công bố của nhóm nghiên cứu khiến giới khoa học trên toàn thế giới ngạc nhiên “cột sắt là một minh chứng sống cho trình độ tinh xảo của những nhà luyện kim Ấn Độ cổ“. Tiến sĩ Balasubramanian – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: nhóm của ông đã tìm thấy một hàm lượng lớn chất phospho trong cột sắt.
Lượng phospho này lớn hơn 1% so với chưa tới 0.05% trong thép hiện nay. Với hàm lượng phospho lớn là kết quả của quá trình xử lý thép đặc biệt và duy nhất do người Ấn Độ cổ thực hiện. Họ đã trộn quặng sắt với than đá để rút ngắn thời gian nung luyện. Với công nghệ này, chất phospho sẽ được giữ lại trong sắt thành phẩm.
Trong khi đó, với công nghệ ngày nay những lò luyện kim dùng đá vôi thay cho than đá. Điều đó khiến hàm lượng phospho trong sắt thất thoát; khiến cho sắt thành phẩm dễ dàng bị gỉ; không sánh được với cột sắt Delhi.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy một số vũ khí như gươm, mũi tên, dao kiếm…ở Ấn Độ; có cùng niên đại với cột sắt Delhi. Chúng cũng không bị gỉ sét. Điều này chứng minh rằng, khoa học của người cổ đại thậm chí còn phát triển hơn khoa học hiện đại ngày nay. Đây cũng là điều bí ẩn mà giới khoa học chưa lý giải được.