Ba nguyên nhân chính dẫn đến giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn cao được Bộ trưởng nông nghiệp trao đổi với giới báo chí vào sáng 7/4.

Sau khi Chính phủ yêu cầu giảm giá heo giá heo hơi xuống còn 70.000 đồng/kg thì các doanh nghiệp chăn nuôi như: Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO, Công ty GreenFarm cùng 12 doanh nghiệp khác cho biết đã làm đúng theo quy định. Trên thực tế, dù đã giảm giá heo hơi như vậy, nhưng giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn rất cao.

Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã cho biết trên báo Zing ba nguyên nhân chính dẫn đến việc giá heo hơi giảm còn 70.000 đồng/kg, nhưng giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn “neo” ở mức cao, thậm chí có loại trên 200.000 đồng/kg tại Hội nghị “Tăng cường các biện pháp phòng chống sinh vật hại trên cây trồng vụ Đông xuân 2020 các tỉnh phía Bắc”.

– Vì nguồn cung cấp thịt heo trong nước vẫn chưa đủ phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Khi chưa có dịch, mỗi quý Việt Nam cần 910.000 tấn thịt lợn, vừa qua mới đạt 820.000 – 830.000 tấn. Theo Bộ trưởng Cường, phải đến quý IV chúng ta mới đạt được sản lượng đủ.

– Thứ hai, giá thành sản xuất thịt heo cao bởi vì cần phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu.

– Thứ ba: Có 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá heo hơi xuống 70.000 đồng/kg từ 1/4 chưa đủ sức chi phối thị trường. Và vẫn còn nhiều các khâu trung gian, đặc biệt là khâu thiết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ, cho nên người tiêu dùng nhiều nơi vẫn chưa được mua thịt heo đúng giá như mong muốn.

Bên cạnh đó trên tờ VnExpress, một thương lái chuyên mua heo ở Đồng Nai – tên Hoà cho biết giá heo hơi đang ở mức 73.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với cách đó một tuần. Tuy nhiên, qua các kênh phân phối, giá thịt heo bị đẩy lên cao. “Trước giờ khâu trung gian là đơn vị được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, tại các chợ nhỏ lẻ, nhiều tiểu thương dù nhập giá thấp vẫn bán giá cao do trước nay họ không bị kiểm soát”.