Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU đang đối mặt với tình trạng khó khăn về năng lượng khi Nga cắt giảm và thậm chí có thể cắt đứt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Reuters, Nga đã giảm dòng chảy khí đốt chạy qua đường ống Nord Stream 1 đến các nước châu Âu xuống còn 40% công suất. Moscow đã cắt khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria, Hà Lan, Đan Mạch và Phần Lan do các nước này từ chối tuân thủ kế hoạch thanh toán mới là sử dụng đồng rúp.

10 trong số 27 quốc thành viên EU đã đưa ra “cảnh báo sớm” về nguồn cung khí đốt. “Nguy cơ xảy ra sự cố hết gas đang trở nên hiện thực hơn bao giờ hết”, theo ông Frans Timmermans, người phụ trách chính sách khí hậu của EU.

Ông nhắc lại khẳng định của Brussels rằng Nga đã vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng. Việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt đã làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu sẽ phải vật lộn để lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa đông sắp tới. Tháng trước, EU đã đồng ý thông qua một quyết định khẩn cấp yêu cầu các quốc gia lấp đầy 80% kho chứa khí đốt trước ngày 1/11 năm nay.

Trước khi Moscow xâm lược Ukraine, 40% lượng khí đốt mà EU sử dụng là phụ thuộc vào Nga. Trong khi giá khí đốt tăng cao, còn nguồn cung của Nga đang bị thắt chặt, một số quốc gia buộc phải tăng cường sử dụng các nhà máy điện than.

EU chạy đua để giải phóng mình khỏi thòng lọng khí đốt của Nga

Đó là bình luận của Politico. Bài báo này cho rằng nếu EU không đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt, điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho châu Âu, và cả Ukraine.

“Chúng ta không được tự huyễn hoặc mình, cắt nguồn cung cấp khí đốt là một đòn tấn công kinh tế của Putin đối với chúng ta” , Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nói. “Đó sẽ là một con đường đầy sỏi đá mà chúng ta phải bước đi với tư cách là một quốc gia”.

Mức độ giàu của Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến nhiều người sửng sốt, khó tin (ảnh: Wikimedia Commons).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Wikimedia Commons).

Cuộc chạy đua để đảm bảo có đủ kho dự trữ khí đốt cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến ở Ukraine.

Alexander Gabuev, một thành viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Carnegie, cho biết nếu Moscow có thể làm tổn hại nền kinh tế của EU bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt, thì điều này có thể làm mất đi sự ủng hộ của công chúng đối với Ukraine. Nếu EU đảm bảo được nguồn cung khí đốt, các nước EU có thể sẽ tiếp tục gửi tiền mặt và vũ khí tới Kyiv.

Nếu mùa đông sắp tới là một mùa lạnh giá, thì EU có thể sẽ không đủ năng lượng để sưởi ấp, dù có đạt được mục tiêu dự trữ hiện nay. Vì vậy, cái thòng lọng của Nga về khí đốt đang thực sự khiến châu Âu ở trong tình cảnh gian nan.