Chính quyền Biden lo lắng: Thời gian không còn ủng hộ UKraine
Ông McCarthy, trong tuyên bố ngay sau cuộc bầu cử với tư cách là Chủ tịch Hạ viện mới, đã cảm ơn Cựu tổng thống Donald Trump và liệt kê các ưu tiên của ông là cam kết hướng tới một nền kinh tế vững mạnh, chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mexico và cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng đã bỏ qua bất kỳ đề cập nào đến tình hình Ukraine hoặc cung cấp ngân sách cho Kyiv.
Chính quyền Biden lo lắng
Cùng ngày nghị sĩ Kevin McCarthy chính thức nhận chức Chủ tịch Hạ viện , tờ Washington Post hôm 7/1 đăng bài viết có tựa đề Thời gian không đứng về phía Ukraine. Đồng tác giả bài báo này là cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice dưới thời tổng thống George W. Bush và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates (từng phục vụ dưới thời Bush và Obama).
Bà Rice và ông Gates đều là những đảng viên Cộng hòa ghét Trump và nhiệt tình với cuộc chiến của NATO chống lại nước Nga, và được cho là cùng chung quan điểm với Tổng thống Biden và Đảng Dân chủ trong nhiều vấn đề.
Bài báo nhắc lại hai cuộc chiến tranh thế giới đánh dấu sự lên ngôi của Mỹ với tư cách là cường quốc thế giới và cảnh báo rằng ‘trật tự dựa trên quy tắc’ do Mỹ đứng đầu kể từ năm 1990 sẽ gặp nguy hiểm nếu Tổng thống Biden thất bại trong cuộc chiến tại Ukraine.
Cả hai đều gián tiếp thừa nhận rằng Nga đang trên đà chiến thắng, và cuộc tấn công quy mô lớn dự kiến của Nga sắp tới đang làm họ hay đúng hơn là chính quyền Biden căng thẳng.
Điều này cũng phù hợp với bối cảnh hạ nghị sĩ Kevin McCarthy, người được cựu tổng thống Donald Trump ủng hộ, cuối cùng đã giành chiến thắng nhưng chỉ sau khi thực hiện một loạt nhượng bộ trước các nghị sĩ cánh hữu cứng rắn nhất trong đảng Cộng hòa.
Bản thân ông McCarthy, trong tuyên bố ngay sau cuộc bầu cử với tư cách là Chủ tịch Hạ viện mới, đã cảm ơn Cựu tổng thống Donald Trump và liệt kê các ưu tiên của ông là cam kết hướng tới một nền kinh tế vững mạnh, chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mexico và cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng đã bỏ qua bất kỳ đề cập nào đến tình hình Ukraine hoặc cung cấp ngân sách cho Kyiv.
Còn nhớ hồi tháng 11, ông McCarthy từng tuyên bố sẽ không ký bất kỳ một “tấm séc trắng” nào cho Ukraine. Điều đó có nghĩa là các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện sẽ chống lại các khoản viện trợ tài chính và quân sự không giới hạn và phi lý cho Ukraine.
Mặc dù sức ảnh hưởng của cựu Tổng thống Trump được cho là đang giảm dần, nhưng ông vẫn có ảnh hưởng lớn và cho đến nay là người có tiếng nói lớn nhất trong Đảng Cộng hòa.
Theo CNN, một số thành viên Đảng Cộng hòa đã thay đổi quan điểm ở vòng bầu cử thứ 15 sau cuộc điện đàm với cựu Tổng thống Trump.
Theo nhà báo, nhà khoa học chính trị người Mỹ Jonathan Guyer, thì những nhượng bộ của ông McCarthy để đạt đủ phiếu bầu cho chức Chủ tịch Hạ viện cho thấy: “Trump đã thắng trận này, trên thực tế, ông ấy sẽ kiểm soát Hạ viện. Thời kỳ khó khăn đang ở phía trước đối với Biden, vì đảng Cộng hòa sẽ cố gắng ngăn chặn việc thông qua luật và sẽ có thể thông qua luật của họ. Ví dụ, về một trong những điều gây tranh cãi là hỗ trợ cho Ukraine. Đảng Cộng hòa có thể giảm số lượng hỗ trợ… và thời gian giúp đỡ Ukraine. Những nghị sĩ theo chủ nghĩa Trump nhấn mạnh rằng, những nguồn lực này nên được dành để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ… và loại trừ các chi phí hỗ trợ cho Ukraine”.
Chính vì vậy chính quyền Biden khá lo lắng và đang ra sức vận động các đồng minh NATO tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. Dưới áp lực to lớn từ chính quyền Biden, Đức và Pháp đã nhượng bộ để cung cấp cho Ukraine các loại xe thiết giáp. Thủ tướng Scholz cũng đồng ý rằng Đức sẽ cung cấp thêm một tổ hợp phòng không Patriot cho Ukraine.
Cũng cùng ngày nghị sĩ McCarthy chính thức nắm giữ chức Chủ tịch Hạ viện hôm 7/1 và bài xã luận đăng trên tờ Washington Post của 2 đảng viên cộng hòa chống Trump, Lầu Năm Góc đã có một cuộc họp báo bất thường của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề về Nga, Ukraina, lục địa Á-Âu là Laura Cooper.
Bà này tuyên bố rằng cuộc chiến ở Ukraine đang đe dọa vị thế toàn cầu của như sau:
“Từ góc độ chiến lược tổng thể, thật khó để nhấn mạnh đủ những hậu quả tàn khốc nếu Putin thành công trong việc đạt được mục tiêu tiếp quản Ukraine. Điều này sẽ viết lại các ranh giới quốc tế theo cách mà chúng ta chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Và khả năng đảo ngược những lợi ích này cũng như hỗ trợ và bảo vệ chủ quyền của một quốc gia của chúng tôi là điều gây được tiếng vang không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới.”
Như vậy có thể thấy, thực tế chính quyền Biden không phải giúp Ukraine bảo vệ nền dân chủ hay lãnh thổ của nước này, mà đúng hơn Mỹ và các đồng minh đang tham chiến ở Ukraine để bảo vệ quyền lợi của chính họ đúng hơn. Trùng hợp hay không, trong một cuộc phỏng vấn giật gân ở Kyiv, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cũng đã buột miệng vào cuối tuần rằng, chính quyền Kyiv đã cố tình cho phép NATO sử dụng lãnh thổ của mình trong cuộc xung đột với Nga như sau:
“Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (vào tháng 6 năm 2022), người ta đã phân định rõ ràng rằng trong thập kỷ tới, mối đe dọa chính đối với liên minh sẽ là Liên bang Nga. Ngày nay Ukraine đang loại bỏ mối đe dọa này. Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh của NATO ngày hôm nay. Họ không đổ máu… Đó là lý do tại sao họ được yêu cầu cung cấp vũ khí cho chúng tôi.”
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng, cá nhân ông đã nhận được thiệp chúc mừng ngày lễ và tin nhắn văn bản từ các bộ trưởng quốc phòng phương Tây cho mục đích này. Ông cũng bày tỏ sự chắc chắn “tuyệt đối” về việc Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập NATO, và “tin chắc rằng đây là một khả năng hoàn toàn thực tế…”
Việc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền kiểm soát Hạ viện đã và đang buộc, Chính quyền Biden phải tăng tốc dốc hết toàn bộ sức lực để viện trợ cho Ukraine, mà gói viện trợ 2,85 tỷ đô la mới đây là một ví dụ.
Nhưng Tổng thống Putin đã nói rõ rằng “Nga sẵn sàng đối thoại nghiêm túc – với điều kiện chính quyền Kyiv đáp ứng các yêu cầu rõ ràng đã được đặt ra nhiều lần và công nhận thực tế lãnh thổ mới”.
Trên chiến trường, tin tức từ Donbass là cực kỳ đáng lo ngại đối với chính quyền Biden. Thành phố Soledar đã nằm trong tay người Nga và các chiến binh thuộc Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga đang thắt chặt thòng lọng xung quanh Bakhmut, thành trì chiến lược quan trọng về liên lạc và tiếp tế của Ukraine ở Donbass.
Mặt khác, trái với mong đợi của chính quyền Biden, uy tín của ông Putin không bị sứt mẻ trước các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào bên trong lãnh thổ Nga. Dư luận Nga vẫn kiên quyết ủng hộ Tổng thống Putin.
Tổng tham mưu trưởng lực lượng Nga tại Ukraine, Tướng Sergey Surovikin đã ưu tiên củng cố chiến lược phòng thủ, vốn đang tỏ ra hiệu quả trước các cuộc phản công của Ukraine.
Thông tin tình báo của Lầu Năm Góc luôn mơ hồ về chiến lược tương lai của tướng Surovikin. Điều mà CIA biết được chỉ là chiến thuật chiến tranh bao vây và tiêu hao là sở trường của tướng Surovikin, cũng như những thành công của ông trong việc đẩy lực lượng NATO ra khỏi thành trì Aleppo của Syria vào năm 2016.
Nhưng CIA không nắm rõ được tổng thể chiến lược của ông tại Ukraine là gì. Tuy nhiên, Mỹ và NATO nhận thấy tại Belarus, Nga đang xây dựng một tuyến phòng thủ ổn định khi các hệ thống tên lửa S-400 và Iskander đã được triển khai ở đó. Một cuộc tấn công của NATO từ ngả Ba Lan vào Belarus sẽ khó khả thi trong tương lai.
Vào ngày 4 tháng 1, Tổng thống Putin đã chào đón năm mới với khinh hạm đáng gờm Đô đốc Gorshkov mang theo “hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon tiên tiến, mà không có hệ thống tương tự để đối chọi lại với vũ khí này.
Trước đó khoảng 1 tuần, chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược thứ 6 thuộc lớp Borei-A có tên là Generalissimus Suvorov, đã gia nhập Hải quân Nga. Những tàu ngầm như vậy có khả năng mang theo 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava.
Trên tờ Washington Post, cả 2 nhân vật đảng Cộng hòa chống Trump là cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã cảnh báo rằng, thời gian đang có lợi cho Nga.
Tờ này có đoạn viết như sau: “Năng lực quân sự và nền kinh tế của Ukraine hiện đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các huyết mạch từ phương Tây – chủ yếu là Mỹ. [Nếu] không có một bước đột phá lớn nào khác của Ukraine và thành công trước các lực lượng Nga, áp lực của phương Tây đối với Ukraine để đàm phán ngừng bắn sẽ tăng lên khi nhiều tháng bế tắc quân sự trôi qua. Trong hoàn cảnh hiện tại, bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào được đàm phán sẽ khiến các lực lượng Nga ở một vị trí vững chắc”.
Đây là một đánh giá thẳng thắn, táo bạo nhưng cũng đầy nghiệt ngã cho Ukraine khi gần đây Nga tiếp tục tấn công trả đũa chính quyền Kyiv sau vụ tấn công vào một doanh trại của Nga ở thành phố Makiivka tỉnh Donetsk.
Tấn công trả đũa
Bộ Quốc phòng Nga hôm 8/1 cho biết, họ đã nhắm mục tiêu vào các doanh trại tạm thời nơi quân đội Ukraine đang tập trung, giống như quân đội Ukraine đã thực hiện tuần trước trong cuộc tấn công Makiivka chết người và đã loại bỏ 600 binh sĩ Ukraine.
RT cho biết như sau: “Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã tìm cách phát hiện và xác nhận vị trí của quân đội Ukraine ở Kramatorsk… Dữ liệu này tiết lộ rằng ký túc xá số 28 trong thành phố là nơi ở của hơn 700 binh sĩ Kiev , với 600 người khác ở trong ký túc xá số 47”.
Tất nhiên phía Bộ Quốc phòng Ukraine đã bác bỏ thông tin này. Mặc dù không có xác nhận nào về những con số thương vong cao này, nhưng những bức ảnh về một tòa nhà lớn bị thiệt hại đáng kể đã được lan truyền trên mạng xã hội.
Vụ tấn công được cho là diễn ra chỉ vài giờ sau khi kết thúc lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 36 giờ vào dịp Giáng sinh của Nga.
Có thể bạn quan tâm: