Video: Chú chó điên tiết vì bị rùa gây sự
Chú chó không thể nào giữ được bình tĩnh khi bị rùa trêu chọc hết lần này sang lần khác.
Có những lúc chú chó cứ tưởng ngoạm đầu rùa để dạy cho bài học, thế nhưng con rùa thụt đầu vào khiến chú chó càng điên tiết hơn.
Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận khi xem khoảnh khắc chú chó điên tiết vì bị rùa gây sự:
“Già mà nhây quá rùa ơi”.
“Cái thằng kim quy nhây này, tui bực rồi đấy”.
“Rùa này lầy quen rồi chó cũng chào thua, kaka”.
“Tha cho một nhát mà nhờn nhây thì ráng chịu chứ, haha. Làm bộ nhìn chỗ khác nhưng mắt vẫn để ý”.
“Sống chung nhà, cùng chung một chủ nên con chó nương răng. Chứ cái kiểu này mà xa lạ, con chó nó hả to mồm phập một phát cái cổ đó của rùa chắc lắc lư à”.
Video ghi lại khoảnh khắc chú chó điên tiết vì bị rùa gây sự:
Xem thêm: Vì sao rùa rụt được đầu vào trong mai?
Chiếc mai của rùa cũng giống như xương sườn, xương sống và xương ức của loài người chúng ta. Chính vì điều này mà rùa không thể tự lột mai hay tách rời cái mai của chúng.
Bên dưới lớp mai đặc biệt đó chính là một hệ thống cơ quan nội tạng hoàn chỉnh của rùa. Phổi rùa nằm ở đỉnh mai và do xương sườn đã cố định thành mai nên rùa sẽ dựa vào các thớ cơ bên trong mai, để hít thở oxy qua miệng. Nhưng có nhiều thời điểm, rùa thở ra bằng… hậu môn, thông qua một hệ hô hấp cực kỳ đặc thù.
Rùa có thể rụt đầu vào bên trong mai là do chiếc mai cũng là nơi chứa tủy sống và xương sườn của rùa. Khi rùa rụt cổ vào trong mai, cột sống của nó sẽ rút lại theo hình chữ S.
Rùa được bao phủ cả trên và dưới thân bởi một lớp mai vừa dày vừa cứng nên rất khó để có thể đập vỡ mai rùa. Chính lớp mai rùa cứng rắn này là lớp bảo vệ vững chắc giúp rùa thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù, trừ cá sấu với bộ hàm cực khỏe hoặc đại bàng với chiến thuật cắp chúng lên rồi thả xuống đá.
Tuy nhiên, mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên rùa có thể bị chảy máu và cảm thấy đau đớn nếu bị tổn thương. Mai rùa thực tế được hình thành từ 50 chiếc xương khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: