Những người công nhân tất bật kéo lưới, phân loại khi trúng đậm mẻ cua Hoàng đế.

Góc bình luận về video ngư dân trúng đậm mẻ cua Hoàng đế

Bình luận của người xem video:

– Cua hoàng đế quá nhỏ mà đã tận diệt thế này thì sớm không còn cua để mà bắt

– Cứ như thể cua nuôi nhà mình.

– Cho tui dăm con ăn lẩu cua với.

Video ghi lại cảnh ngư dân đánh bắt cua Hoàng đế

Nguồn video: VnExpress.

Tại sao cua Alaska lại được gọi là cua Hoàng đế?

Cua Alaska là một loại cua biển, có vỏ cứng và hình dáng to. Hầu hết cua hoàng đế được đánh bắt ở Alaska được gọi là Red King Crab. “Vua của những loài cua” là cái tên dần được nhiều người Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ hiện nay biết đến. Đặc biệt, chúng còn được đánh giá là hàng hiếm và độc lạ. Và được giới thượng lưu ở nhiều nơi trên thế giới săn đón.

Cua Alaska – một trong những loại thực phẩm đắt nhất thế giới. Đây là loài hải sản được giới thượng lưu săn lùng từ lâu không chỉ vì món ăn ngon. Chúng cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Video: Đã mắt xem cảnh đánh bắt cua Hoàng đế
Những chú cua khổng lồ đắt đỏ trên bàn tiệc (ảnh: CafeF).

Cua Hoàng đế được coi là vua của các loại cua vì kích thước khổng lồ, con lớn nhất có thể lên tới 2m và nặng tới 10kg. Điểm đặc biệt của loài cua này là chỉ có 6 chân và 2 càng, khác hẳn những loại cua thông thường khác. Giá trị nhất là phần chân cua vì đây là nơi tập trung nhiều thịt nhất. Vì vậy, thường các cửa hàng sẽ chỉ bán chân cua thay vì nguyên con như bình thường.

Đặc điểm của cua Hoàng đế

Đặc điểm về kích thước và hình dáng sẽ cho chúng ta biết môi trường sống của cua Alaska. Chúng di chuyển bằng đôi chân dài và khỏe với lớp giáp rất cứng và dày. Dưới thân có nhiều gai nhọn, những gai này rất sắc. Mang đến cho chúng một lớp bảo vệ bên ngoài hoàn hảo. Do sống ở vùng biển ngọt nên thịt cua rất ngon, dai và ngọt, phần thịt tập trung nhiều ở phần chân cua. Vì vậy, cua có càng to và dài càng có giá trị kinh tế cao.

Đặc điểm sống của loài cua này là thường sống ở những vùng biển lạnh có băng với nhiệt độ trung bình rất thấp. Chúng sống ở độ sâu từ 200m đến 300m so với mực nước biển. Thường lui tới và đào hang và chỉ xuất hiện khi biển động, sóng lớn hoặc khi đến thời điểm sinh sản. Vì vậy, việc đánh bắt loại cua này rất khó khăn và nguy hiểm.

Có 3 loại cua hoàng đế phổ biến là cua xanh, cua đỏ và cua vàng. Trong đó cua đỏ là loại có giá trị nhất vì có nhiều thịt nhất và cũng là loại khó đánh bắt nhất.