Dân Trung Quốc phản đối tuyên truyền ủng hộ Taliban của Bắc Kinh
Giới chức Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội của người dân khi đưa ra những bài tuyên truyền ủng hộ Taliban và biện minh cho lịch sử bạo lực của tổ chức này.
Taliban đã nhanh chóng giành chính quyền ở Afghanistan vào ngày 15/8. Tướng Mỹ thừa nhận không ai ngờ đội quân khủng bố này vùng dậy nhanh như vậy.
Các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước đã ca ngợi việc Taliban trở lại cai tri Afghanistan; đồng thời tận dụng sự việc này để tuyên truyền chống Mỹ.
Theo The Epoch Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi Taliban là “ý chí và sự lựa chọn của nhân dân Afghanistan”. Bắc Kinh cũng bày tỏ tin tưởng rằng Taliban sẽ cai trị đất nước với “đầu óc thanh tỉnh và hợp lý hơn so với thời gian cầm quyền lần trước”.
Taliban cầm quyền tại Afghanistan từ năm 1996-2001. Khi đó họ áp dụng những luật lệ Hồi giáo cực đoan, hà khắc, giết hại nhiều phụ nữ, trẻ em và các cuộc khủng bố tinh thần người dân. Sau vụ khủng bố 11/9 làm gần 3.000 thiệt mạng tại Mỹ, Taliban từ chối giao nộp trùm khủng bố Bin Laden cho Mỹ; khiến Mỹ đưa quân vào Afghanistan, chấm dứt sự cai trị của Taliban.
Nhưng Taliban bất ngờ giành được chính quyền Afghanistan, khi chính quyền Joe Biden gấp rút lui quân khỏi nước này vào tháng 8.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng vào cuộc quá trong việc tuyên truyền ủng hộ Taliban. Nhưng những nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh không phải tất cả đều thành công, theo The Epoch Times.
Người Trung Quốc phản ứng với tuyên truyền ủng hộ Taliban
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng một video ngắn gọn giải thích lịch sử của Taliban. Điều đáng chú ý là video này không hề đề cập đến mối liên hệ của Taliban với chủ nghĩa khủng bố. Bài đăng đã bị gỡ xuống trong vòng 4 giờ sau khi bị cư dân mạng Trung Quốc chế giễu nặng nề.
Đoạn video dài 60 giây do đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV thực hiện. Nội dung video nói rằng Taliban được sinh ra trong cuộc nội chiến ở Afghanistan và được thành lập chủ yếu bởi “các sinh viên từ các trại tị nạn”. Đoạn clip cho rằng tổ chức này lớn mạnh là “nhờ sự hỗ trợ của những người nghèo Afghanistan”.
Đoạn video nói rằng “sự kiện ngày 11 tháng 9 là bước ngoặt đối với chế độ Taliban”; với việc Hoa Kỳ lật đổ chế độ này khỏi quyền lực. Nhưng video của Trung Quốc không nêu lý do Hoa Kỳ can thiệp vào Afghanistan.
Trước khi bị xóa, bài đăng đã tăng lên vị trí thứ 5 trong kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Weibo.
Cư dân mạng Trung Quốc chất vấn tại sao video lại phớt lờ quá khứ bạo lực của Taliban, chẳng hạn như việc nó phá hủy các tượng Phật Bamiyan nổi tiếng, chặt đầu người trên đường phố và những hạn chế hà khắc đối với phụ nữ.
The destruction of Bamiyan Buddhas: How the Taliban obliterated the 6th-century monuments to deny their own pasthttps://t.co/o1ghErKFC7
— OpIndia.com (@OpIndia_com) August 16, 2021
Đoạn video cũng ca ngợi Taliban là một “tổ chức có kỷ luật”. Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng người nghèo ở Afghanistan ủng hộ các chính sách chống tham nhũng và phát triển kinh tế của Taliban. Đáp lại, một số cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích việc “tẩy trắng” cho Taliban là “tán thành một chế độ chống nhân loại”.
Ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi ủng hộ Taliban
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa chính thức công nhận chế độ Taliban. Nhưng vài tuần trước khi Taliban trỗi dậy, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp lãnh đạo chính trị Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar và các đại diện khác của Taliban tại thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, chính quyền Trung Quốc đang để mắt đến các cơ hội phát triển ở Afghanistan nếu điều kiện ở nước này ổn định.
Afghanistan có thể tạo cơ hội cho việc mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Sáng kiến này bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Bắc Kinh trên toàn thế giới, theo nhà nghiên cứu Dong Siqi, Giám đốc Ban Các vấn đề Quốc tế của Đài Loan.
Ông nói thêm rằng ĐCSTQ cũng quan tâm đến tài nguyên đất hiếm của Afghanistan. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ năm 2010 ước tính rằng đất nước này chứa khoảng 1 nghìn tỷ đô la kim loại và khoáng chất; trong đó có đất hiếm, một nguyên liệu rất quan trọng để sản xuất thiết bị và điện tử công nghệ cao.