Dịch bệnh phát sinh vào các thời gian khác nhau, ở những địa điểm khác nhau và gây tai hoạ cho những con người khác nhau. Ai có thể tránh được dịch bệnh? Các ghi chép trong lịch sử cho thấy những ai sống thật thà lương thiện sẽ tránh được dịch bệnh.

Người có chính khí sẽ tránh được dịch bệnh

Cuốn Hoàng Đế Nội Kinh hiện lưu giữ tại Bảo tàng cung điện Đài Bắc đã ghi lại một đoạn hội thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá như sau: 

Hoàng Đế: Dịch bệnh phát tán có tính truyền nhiễm. Người lớn hay trẻ nhỏ sau khi nhiễm bệnh đều có biểu hiện giống nhau. Phải dùng biện pháp gì để cứu chữa và tránh bị lây nhiễm?

Kỳ Bá: Người không bị truyền nhiễm nhất định là người bên trong cơ thể có nhiều chính khí. Như vậy tà khí không xâm nhập vào được. 

Người có chính khí được hiểu là những người có tâm chính trực, suy nghĩ thiện lương, sống có đức… Tà khí ở đây ngụ ý chỉ các loại dịch bệnh truyền nhiễm.

Sách Hoàng Đế Nội Cung tại Bảo tàng cung điện Đài Bắc tại Đài Loan (Ảnh: Ntdtv.com)

Trạng nguyên thiện tâm Triệu Quỳ giúp Tứ Xuyên tránh được dịch bệnh

Triệu Quỳ là một trạng nguyên rất nổi tiếng thời Nam Tống. Giống như Nhạc Phi, ông từ chối sự lôi kéo của Tần Cối. Ông cũng không nhận vàng bạc châu báu hối lộ nên khiến Tần Cối bài trừ. Tuy nhiên, nhờ vào phẩm hạnh tốt, ông được vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Tống là Tống Cao Tông rất sủng ái. Ông được phong cho chức Lễ bộ viên Ngoại lang. Triệu Quỳ từng nói: 

Tư Mã Quang không vượt lễ nghĩa mà nhận nữ sắc, không nhận tài vật trái với đạo nghĩa. Tuy phẩm hạnh của ta không xứng được gọi là đạo nhưng rất muốn bản thân có thể học theo Tư Mã Quang làm người”

Sử sách sử ghi chép rằng năm Triệu Quỳ 8 tuổi cùng cha mẹ đến Tứ Xuyên ở. Triệu Quỳ rất thích thổi sáo. Khi đó cậu bé Triệu Quỳ thường xuyên đứng bên đường thổi sáo. Một năm khu vực Tứ Xuyên có dịch bệnh bùng phát. Triệu Quỳ như thường lệ vẫn thổi sáo bên đường.

Một hôm Triệu Quỳ mang sáo đến quán trà bên đường ngồi thổi. Bỗng nhiên có một ông lão bán quán nói: “Vừa xong có 5 người đến đây uống trà. Họ vừa nhìn thấy cậu thổi sáo liền đứng dậy đi mất”. Sau đó, điều lạ kỳ hơn là dịch bệnh cũng từ đó biến mất. Dân làng đều cho rằng đó là năm vị sứ giả của Thần gây dịch bệnh, họ thấy Triệu Quỳ là người lương thiện nên đã rời đi. 

Sau này có một người có dung mạo rất giống Bính Linh Công, đệ tử thứ ba của vị thần quản tuổi thọ của con người là Đông Nhạc Đại đế đã đến quán uống trà nói với ông lão kia: “Triệu Quỳ có tâm thương người, ngày sau nhất định có thiện quả”. Nói xong rồi cũng biến mất. Ông lão thấy vậy liền kể lại cho Triệu Quỳnh.

Triệu Quỳ nghe xong liền đến miếu Thần bái tạ. Đột nhiên ông nghe tiếng vọng từ không trung truyền tới: “Năm sau cậu nhất định vang danh thiên hạ”. Quả nhiên năm sau Triệu Quỳ đỗ đạt trạng nguyên”. Sử sách ghi lại rằng vì Triệu Quỳ là người có phẩm hạnh, nên điều tốt lành đã đến với ông và khu vực nơi ông sinh sống.

Tâm sáng như đèn sẽ giúp dịch bệnh tránh xa (Ảnh minh hoạ: Unplash)

Đạo sĩ vùng Mãn Châu giúp đẩy lùi dịch bệnh

Tân Công Nghĩa là Đạo sĩ ở Lũng Tây Địch, theo quân đánh Trần, lập công lao được phong làm Thứ sử Mãn Châu. Phong tục vùng này là sợ dịch bệnh, nếu có người mắc bệnh thì cả nhà trốn tránh. Cha con, vợ chồng cũng không chăm sóc, không có đạo hiếu nghĩa, vậy nên người bệnh đa phần là chết. 

Công Nghĩa lo lắng, muốn thay đổi hủ tục, nên sai quan lại đi tuần tra. Ông quyết định hễ thấy người mắc bệnh là dùng xe có giường nằm chở về khu vực làm việc của ông. Vào thời kỳ dịch bệnh lên cao điểm, bệnh nhân có hàng mấy trăm người, sảnh và hành lang đều kín chỗ. Công Nghĩa đặt một cái chõng, sống giữa những người bệnh. Cả ngày lẫn đêm, ông vừa trông nom bệnh nhân vừa làm việc.

Ông dùng tiền của mình để mời thầy thuốc chữa trị. Đích thân ông khuyên người bệnh ăn uống hợp lý. Thế rồi tất cả đều khỏi. Ông mời người nhà bệnh nhân đến và khuyên: “Sống chết do số phận, chứ không chỉ do lây nhiễm. Trước kia các ngươi ruồng bỏ người bệnh nên người bệnh mới chết. Nay ta tập trung bệnh nhân ở đây, ăn ngủ làm việc ở giữa những người bệnh. Nếu nói lây nhiễm, thì ta đã bệnh chết rồi, vậy mà mọi người đều khỏi. Các ngươi chớ có tin hủ tục cũ”

Con cháu của những người bệnh xấu hổ lắm, cảm ơn rồi ông hết lời. Từ đó người dân trong vùng bắt đầu có tinh thần tương thân tương ái. Hủ tục cũ dần dần bị trừ bỏ, trong toàn châu đều gọi ông là “từ mẫu”.

Sử sách viết rằng: “Tân Công sở dĩ không lây nhiễm bệnh là do ông là người thanh liêm, chính trực, nhân nghĩa, có lòng tốt làm việc thiện được thiện báo. Quan lại trên thế gian nên hiểu rõ việc này”.

Từ những câu chuyện ghi chép trong các sử sách cổ cho thấy, dịch bệnh không đến gần những người lương thiện. Do đó phương thuốc linh đơn diệu dược chống lại dịch bệnh chính là tự điều chỉnh suy nghĩ và hành động của bản thân. Những ai sống có đạo đức, có niềm tin vào Thần Phật, biết thông cảm và giúp đỡ người khác thì các biện pháp phòng chống, chữa trị bên ngoài mới có hiệu quả.

Theo NTD Tiếng Việt