Trung Quốc tiếp tục trả đũa Úc vì truy tìm nguồn gốc virus corona; Kinh tế Singapore có thể suy giảm tới 7% sau khi đại dịch Covid 19; Giải mã cơn sốt mô hình kinh doanh Sữa chua trân châu Hạ Long… là những nội dung chính trong bản tin Điểm tin kinh tế ngày 27/5.

Trung Quốc tiếp tục trả đũa Australia vì truy tìm nguồn gốc virus corona

Theo nguồn tin từ CNN, Chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo rằng các nhà máy điện trong nước nên sử dụng than nhiệt thay vì nhập khẩu than từ Australia.

Trước đó, Trung Quốc cũng đưa ra một loạt các biện pháp tác động tới xuất khẩu của Australia như: áp thuế 80% với mặt hàng lúa mạch,”cấm cửa” bốn nhà máy sản xuất thịt của Australia sang nước này.

Nguyên nhân của hàng loạt diễn biến trả đũa trên là Australia công bố với giới báo chí sẽ truy tìm nguồn gốc thực sự của virus corona. Ngay sau phát ngôn từ Australia, phía Trung Quốc đe doạ sẽ tẩy chay kinh tế Australia và hiện giờ những điều này đang trở thành hiện thực.

Singapore dự báo suy thoái sau khi đại dịch Covid 19 tàn phá hoại ngành kinh tế lớn nhất

Theo Business Insider, Bộ Thương mại và công nghiệp của Singapore vừa đưa ra nhận định nền kinh tế Singapore có thể suy giảm tới 7% khi phải đối mặt với suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập, khiến quốc gia này trở thành nước mới nhất thừa nhận tác động tàn khốc của coronavirus đến nền kinh tế nước này.

Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (27/5): “Theo quan điểm về sự suy giảm triển vọng nhu cầu bên ngoài đối với Singapore cũng như tác động kinh tế dự kiến ​​của các biện pháp do ngân hàng Trung ương đưa ra, dự báo tăng trưởng GDP cho Singapore năm 2020 nằm trong khoảng từ -7% đến -4%, giảm từ -4% đến -1%.”

Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào hai ngành công nghiệp hiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi corona virus là du lịch và vận chuyển. Cảng Singapore là cảng bận rộn thứ hai trên thế giới, mỗi năm thành phố đón hơn 15 triệu khách du lịch – gấp khoảng ba lần dân số. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra dưới hàng loạt các biện pháp của Chính phủ không cho đi lại, du lịch đã làm sụt giảm mạnh doanh thu, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.

Dự báo suy thoái của Singapore diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lần đầu tiên công bố giảm mục tiêu GDP.

Mức độ thực sự của tác động coronavirus đối với nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được biết, nhưng nền kinh tế nước này đã ghi nhận sự sụt giảm kỷ lục đầu tiên vào quý 1 năm 2020, làm giảm 6,8% GDP.

Liệu kinh tế Mỹ đã bước qua điều tồi tệ nhất?

Theo Wall Street Journal, sau 3 tháng buộc các doanh nghiệp Mỹ phải đóng cửa vì Covid-19, nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi.

Những dấu hiệu đầu tiên cho biết mọi thứ đang dần đi vào quỹ đạo như: một vài doanh nghiệp nộp hồ sơ mở doanh nghiệp, có sự tăng nhẹ về lượng đặt vé máy bay và phòng khách sạn, xe tải bắt đầu hoạt động nhộn nhịp, nhà sản xuất ô tô khôi phục lại hoạt động sản xuất của các nhà máy, ngành bất động sản đang thu hút người mua với lãi suất thấp…

Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế có thể đã đi qua đáy và bắt đầu hồi phục trở lại. Tuy nhiên sẽ phải mất một thời gian để có thể hồi phục lại như trước.

Giải mã cơn sốt mô hình kinh doanh Sữa chua trân châu Hạ Long

Những năm gần đây, người tiêu dùng đều được trải nghiệm những thức uống theo từng năm. Nếu như năm 2018 là trào lưu trà sữa trân châu, năm 2019 là trà chanh, thì đến năm 2020 là sự lên ngôi của sữa chua trân châu.

Câu hỏi đặt ra là tại sao thức uống này lại tạo nên cơn sốt như vậy?

Dưới đây là một vài lý do theo quan điểm của tác giả Nhật Anh, thông tin từ cafef.

Vốn thu hồi nhanh, chi phí đầu tư thấp

Nếu trà sữa trân châu hay trà chanh cần phải bỏ nhiều chi phí để xây dựng, trang trí cửa hàng, thì các cửa hàng sữa chua trân châu đơn giản hơn, không thiết kế quá cầu kỳ.

Theo một số cơ sở kinh doanh, thông thường bỏ ra từ 200-300 triệu, sau 3-4 tháng sẽ thu hồi được vốn. Lợi nhuận kinh doanh khá cao dao động từ 20-30%.

Giá cả phải chăng

So với trà sữa trân châu, thì giá sữa chua trân châu thấp hơn gần 1 nửa, giá mỗi cốc dao động khoảng 25.000 đồng.

Với mức giá này thì phù hợp khá nhiều đối tượng từ người trẻ tuổi, lớn tuổi, thu nhập cao tới thu nhập ít.

Đồ uống tốt cho sức khoẻ phù hợp nhiều đối tượng

Trong thời đại con người tiếp xúc quá nhiều hoá chất độc hại, môi trường ô nhiễm, đồ ăn đồ uống không bảo đảm an toàn thực phẩm, thì xu hướng người tiêu dùng hướng về các sản phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp nâng cao sức khoẻ.

Sữa chua là sản phẩm tốt cho hệ tiêu hoá, cung cấp nhiều vitamin nên người tiêu dùng sẽ có nhiều lý do để lựa chọn.