Lam Kinh là điểm đến ý nghĩa cho gia đình du xuân, không chỉ để thư giãn mà còn để chiêm nghiệm về những bước đi quan trọng trong cuộc đời. Đây là nơi gắn liền với lịch sử hào hùng; giúp con người suy ngẫm về sự nghiệp, khó khăn và thành công qua từng giai đoạn.

<div class="fb-video" data-href="https://www.facebook.com/news.tin360/videos/608766131889632" data-width="500" data-show-text="false"><blockquote cite="https://www.facebook.com/news.tin360/videos/608766131889632/" class="fb-xfbml-parse-ignore"><a href="https://www.facebook.com/news.tin360/videos/608766131889632/"></a><p>Du xuân Lam Kinh – Chốn linh thiêng trầm mặc

Lam Kinh là điểm đến ý nghĩa cho gia đình du xuân, không chỉ để thư giãn mà còn để chiêm nghiệm về những bước đi quan trọng trong cuộc đời. Đây là nơi gắn liền với lịch sử hào hùng; giúp con người suy ngẫm về sự nghiệp, khó khăn và thành công qua từng giai đoạn.

https://tin360.tv/du-xuan-lam-kinh-chon-linh-thieng-tram-mac.html</p>Posted by <a href="https://www.facebook.com/news.tin360">Tin360-News</a> on Wednesday, February 5, 2025</blockquote></div>

Lam Kinh du xuân cho người trẻ: Khởi nghiệp, chịu khổ

Đến Lam Sơn – Lam Kinh, người ta thường nhắc đến quá trình lập nghiệp gian khổ, nhấn mạnh đến những gian truân và nỗ lực không ngừng để đi đến thành công. Trong xã hội hiện đại, phong trào khởi nghiệp đang được khuyến khích mạnh mẽ. Nhưng ít ai nhắc đến những khó khăn thực sự và nguy cơ thất bại.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), khoảng 30% doanh nghiệp đóng cửa sau hai năm đầu tiên. Tỷ lệ sống sót tiếp tục giảm, với khoảng 50% doanh nghiệp tồn tại sau năm năm. Và khoảng 30% sau mười năm. Ngay cả những doanh nghiệp trụ vững cũng phải đối mặt với vô số khó khăn. Trong lịch sử, số cuộc khởi nghĩa thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thất bại là nhiều. Bình Ngô Đại Cáo viết: “Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần, lúc Khôi huyện quân không một đạo”. Đó là khó khổ của những người khởi nghiệp.

Du khách thắp hương tại khu mộ vua Lê Thái Tổ, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Mồng 3 tháng Giêng Ất Tỵ (2025). Ảnh: Thành Chung / Tin360

Không chỉ là bản thân người khởi nghiệp chịu khổ. Những người thân bên cạnh, như vợ con cũng khổ lây. Trong trường hợp của vua Lê Lợi, ông đã bị phản bội, và gia đình bị bắt giữ. Vì vậy, khởi nghiệp hay không là quyết định cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Cờ “Đại Nghĩa” trước đền thờ vua Lê, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (2025) Thành Chung / Tin 360

Lam Sơn khởi nghĩa được nhắc đến như một mẫu mực về thành công sau khi chịu khổ. Nhưng không phải ai cũng có thể đi đến đích.

Lam Kinh du xuân cho người từng trải: linh hoạt trong hành trình

Lam Sơn cũng gợi mở một triết lý quan trọng: có tiến lên và có lùi lại. Lúc đầu, nghĩa quân muốn tiến về Thăng Long. Nhưng khi tình hình trở nên khó khăn, họ đã rút về Nghệ An, lập căn cứ vững chắc, từ đó mới có thể phản công hiệu quả.

Du xuân Lam Kinh - Chốn linh thiêng trầm mặc
Khu vực Thái miếu nằm sau Chính điện, nơi thờ các vị Vua và Thái hậu. Ảnh: Thành Chung / Tin360

Trong kinh doanh và sự nghiệp, đôi khi việc lùi bước là điều cần thiết. Ngay cả trong chiến tranh hiện đại. Lệnh lui quân của tướng Võ Nguyên Giáp đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ. “Triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu”. Trần Hưng Đạo ba lần đánh bại quân Nguyên; thực chất là ba lần rút lui chiến lược.

Lam Kinh du xuân cho người thành công: tụ nghĩa và chia sẻ thành quả

Sau khi thành công, nhiều người từng đồng hành cùng vua Lê Lợi đã làm phản. Câu chuyện này vẫn còn xảy ra đến ngày nay; khi những người từng sát cánh bên nhau lại quay lưng vì lợi ích cá nhân. Lịch sử ghi nhận rằng vua Lê Lợi đã “đa sát” – sát hại nhiều công thần. Điều này phản ánh một thực tế: sau chiến thắng, để duy trì quyền lực và sự ổn định là một thách thức lớn.

Trong lịch sử, chỉ có Đường Thái Tông là người duy nhất có thể dùng “chén rượu giải binh quyền” để ổn định triều chính. Còn lại, hầu hết các vị vua khi mới lên ngôi đều phải đối diện với sự phản bội từ chính thuộc hạ cũ.

Ngay cả trong kinh doanh hiện đại, người ta nói nhiều về vụ ly hôn ngàn tỷ giữa chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ. Thực tế, cùng nhau khởi nghiệp là một chuyện khó. Nhưng duy trì mối quan hệ sau thành công lại là chuyện khác.

Lam Kinh cho bậc cha – mẹ: để lại gì cho con ?

Một trong những suy tư của vua Lê là làm sao để truyền lại vương vị cho thái tử. Ông biết rằng người kế vị sẽ không thể có được uy đức như mình. Họ không trải qua những gian khổ như ông đã từng. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu kính trọng từ các đại thần, những người từng vào sinh ra tử vì sự nghiệp lớn.

Khói hương nơi Thái Miếu, trong tiết xuân thâm trầm, bầu không khí trang nghiêm và thành kính. Video Clip: Thành Chung / Tin 360

Sau khi vua Lê qua đời, thái tử Lê Nguyên Long lên ngôi, hiệu Lê Thái Tông. Ông bị hạ bệ và qua đời ở tuổi 20. Có lẽ khi ông đủ trưởng thành để tự lập, những kẻ lợi dụng Nguyên Long không còn cách nào khác ngoài việc loại bỏ ông. Đây là nghịch lý: càng trao nhiều quyền lực và tài sản cho con cái, càng đặt chúng vào tình thế nguy hiểm. Trong lịch sử, những người được trao quyền lực thường là những người phải chịu đựng nhiều khó khăn nhất.

Lê Quý Đôn từng nói: “Dẫu cho con bạc vàng vạn lạng, cũng chẳng bằng kinh sử một vài pho.” Học vấn và kinh nghiệm mới là gia sản quý giá nhất; giúp con cái có thể tự đứng vững mà không phụ thuộc vào gia tài được trao lại.

Du xuân Lam Kinh không chỉ là chuyến hành trình về nguồn cội. Lam Kinh mà còn là nơi để mỗi người suy ngẫm về sự nghiệp, thành công và những bài học lịch sử. Quá khứ luôn có giá trị cho hiện tại và tương lai, giúp con người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống.