Một số giáo viên chỉ dùng thành tích trong các bài kiểm tra để đánh giá toàn bộ năng lực của học sinh, liệu rằng điều đó có chính xác?

Một câu chuyện nhỏ trên tờ secretchina đã giúp nhiều người thấy rằng, cô giáo chỉ dùng điểm số để đánh giá toàn bộ năng lực của học sinh thì không hề đúng đắn.

‘Mời phụ huynh của học sinh xếp cuối lớp phát biểu’

Gia đình anh Vương buôn bán kinh doanh nhỏ để trang trải cuộc sống, bình thường công việc rất bận rộn, vì thế đối với việc học hành và thành tích của con trai – An An (6 tuổi) ở trường, vợ chồng anh Vương cũng có chút xao nhãng.

Bé An An không phải là cậu bé lười học, thường xuyên thức khuya để làm bài. Có những hôm cậu bé còn nằm ngủ gục trên bàn. Tuy vậy, thành tích học tập của An An vẫn thấp hơn nhiều so với bạn bè cùng lớp.

Điều này cũng khiến anh Vương khá buồn nhưng anh luôn bảo với con rằng, chỉ cần không gian lận trong thi cử, thì thành tích như thế nào bố cũng không trách con.

Cuối tuần, anh Vương đến tham dự họp phụ huynh cho con trai, trong cuộc họp, cô giáo dựa theo kết quả thi đã sắp xếp thứ hạng cao thấp cho học sinh. Bởi vì lần này An An có điểm số đứng cuối lớp, vì thế cô giáo đã nói: “Mời phụ huynh của học sinh xếp cuối lớp phát biểu”. Và mọi ánh mắt của cả lớp đều đổ dồn vào anh Vương.

'Mời phụ huynh của học sinh xếp cuối lớp phát biểu'
Ảnh minh hoạ.

Anh Vương có chút bối rối trong giây lát nhưng vẫn kịp bình tĩnh, đứng lên nói lại với cô giáo: “Tôi là bố bé An An, con trai tôi có thể là một học sinh kém trong mắt mọi người nhưng thực sự thằng bé đã học hành rất chăm chỉ, ngoan ngoãn. Tôi nghĩ rằng An An không phải là một đứa trẻ hư.

Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói, đó là tiêu chí đánh giá sự thành công, xuất sắc của một con người không chỉ nằm ở điểm số học tập. Mặc dù thành tích học tập của An An không được tốt nhưng về mặt giao tiếp và các hoạt động ngoại khóa luôn rất tốt và được mọi người khen ngợi. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng con trai tôi có tên, không phải “học sinh có điểm số kém nhất lớp” như cô giáo đã gọi. Tôi xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe”.

Những lời nói của anh Vương được các phụ huynh trong lớp vỗ tay đồng tình, riêng cô giáo cảm thấy xấu hổ bởi cách ứng xử của mình và cúi đầu xin lỗi.

Vì sao không nên lấy thành tích, điểm số để gọi tên học sinh

Khiến cho việc học tập của trẻ gặp đả kích

Nếu dùng điểm số và thành tích để giá về một học sinh thì các em sẽ bị điểm số và thành tích cao để nghĩ mọi cách đạt được, chứ không muốn nỗ lực học tập.

Quá coi trọng danh lợi

Trẻ nhỏ chưa có những nhận thức mạnh mẽ về vấn đề tranh đấu, nếu lấy thành tích để đo lường xem một đứa trẻ có ưu tú hay không, khiến các em dễ nảy sinh thái độ coi trọng danh lợi, và sống một cách thực dụng. Nếu cha mẹ dùng những tư tưởng này để dạy dỗ con cái thì đứa trẻ đó rất khó có tầm nhìn xa.

Không thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Có những cha mẹ yêu cầu con cái phải thi được một điểm số cao, xếp hạng top đầu ở trong lớp, khiến cho trẻ chỉ biết học hành chẳng còn thời gian làm những chuyện khác. Cuối cùng ngoài thành tích ra, những thứ khác chúng đều không để ý, đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản.

Vì sao không nên lấy thành tích, điểm số để gọi tên học sinh
Ảnh minh hoạ: StartupStockPhotos từ Pixabay.

Thành tích học tập của trẻ không tốt, phụ huynh nên có phản ứng như thế nào?

Khuyến khích

Nếu con thi được điểm thấp mà phụ huynh chỉ biết mắng thì trẻ sẽ hình thành suy nghĩ “Nếu học không tốt sẽ bị mắng”, sau thời gian dài, chúng sẽ biến thành kháng cự lại việc học.

Khi trẻ thi không tốt, phụ huynh nên khích lệ để các bé có được sự tự tin, như thế mới có thể khắc phục được những khó khăn trong việc học.

Kiên nhẫn

Có một vài cha mẹ, nhìn thấy các con trong thời gian ngắn không có thành tích nổi bật đã bắt đầu cảm thấy không thể kiên nhẫn được nữa, cho rằng phải để con cái có thể đạt được một trình độ như thế này thế kia trong học tập. Nhưng trên thực tế, mỗi đứa trẻ có sự tiến bộ nhanh hoặc chậm của riêng mình, khi gặp một bài toán, có đứa trẻ chỉ cần chút thời gian đã hiểu, có những đứa trẻ vẫn cần vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Do đó, khi dạy dỗ các con, cha mẹ cần phải cần kiên nhẫn mới có thể dẫn dắt các con học hành tốt.

Trẻ nhỏ là tương lai của đất nước, của xã hội, ngoài thi cử và thành tích, vẫn còn rất nhiều những hiểu biết đang chờ chúng khám phá. Vì thế, các cha mẹ đừng chỉ bồi dưỡng các con trở thành “cỗ máy” thi cử, nên để trẻ tự tìm niềm đam mê riêng cho mình.