Mặc dù phía Ukraine liên tục cảnh báo mối đe dọa tiềm ẩn về một cuộc tấn công của quân đội Nga từ lãnh thổ Belarus ngay từ cuối năm 2022, nhưng Lầu Năm Góc đã phát đi tín hiệu rằng, bất chấp việc Nga củng cố lực lượng ở Belarus, không có dấu hiệu của bất kỳ cuộc tấn công nào sắp xảy ra theo hướng đó. Vậy câu hỏi đặt ra là quân đội Nga và Belarus đang chuẩn bị cho điều gì?

Nga gửi vũ khí ‘khủng’ nhất tới Ukraine

Trong khi Mỹ và các đồng minh cấp tập gửi thiết giáp, xe tăng cho Ukraine thì phía Nga cũng triển khai thêm các đơn vị súng cối mạnh nhất thế giới, có khả năng sử dụng đầu đạn hạt nhân tới chiến trường Ukraine.

Được mệnh danh là “Búa tạ”, súng cối tự hành 2S4 Tyulpan, được gọi là Tulip có kích thước cỡ nòng 240mm, lớn gấp đôi các loại súng cối của NATO vốn chỉ là 120mm, khiến nó trở thành hệ thống súng cối cỡ nòng lớn nhất thế giới cho đến nay.

Được di chuyển trên đường ray riêng, 2S4 Tulip có tầm bắn 19 km, có khả năng phá hủy các công sự lớn, thiết bị quân sự hoặc các vị trí đóng quân chiến lược của Ukraine. 

2S4 Tulip cũng có thể bắn các loại đạn xuyên giáp, dẫn đường bằng laser và đạn chùm, cũng như có thể biến thành loại vũ khí hạt nhân chiến thuật siêu nhỏ, khi có thể phá hủy một khu vực có diện tích bằng một sân vận động bóng đá. 

Theo Ziare của Hungary, 2S4 Tulip “có khả năng nhắm mục tiêu ngoài tầm nhìn bằng những quả bom sẽ cực kỳ khó nếu không muốn nói là không thể đánh chặn” .

2S4 Tulip được người phương Tây nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 1975, vì vậy nó được NATO đặt tên là M-1975. Hiện Nga được cho là có 400 khẩu súng cối trong kho và đang gửi thêm súng cối này tới chiến trường Ukraine.

Cùng thời điểm này, truyền thông Ukraine cũng cho biết, “một tàu ngầm [Nga] được trang bị 4 tên lửa hành trình tầm xa Calibre hiện đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Biển Đen”. 

Tên lửa hành trình Calibre mới nhất do Nga trang bị cho hải quân nước này, có tầm bắn đến 4.000 km, trọng lượng đầu đạn nặng gần 1 tấn, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ rất mạnh. Do tính năng xuất sắc, khả năng đánh chặn loạt tên lửa này đạt rất thấp bởi tốc độ của nó đạt tối đa Mach 3 có khả năng tàng hình nên quân đội Nga đã tăng gấp đôi số lượng tên lửa này trong biên chế chiến đấu.

Ngoài ra hôm 12/1, tình báo Ukraine cũng cảnh báo rằng, Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và khốc liệt, khi quân đội Nga có kế hoạch tăng số lượng quân nhân từ 1,35 triệu của tháng 9 lên 1,5 triệu binh sĩ và thành lập 24 sư đoàn mới. 

Có tin đồn xoay quanh việc liệu Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công vào Kyiv sắp tới, hoặc có thể nhắm vào một địa điểm khác ở phía bắc hoặc tây Ukraine để cắt đứt nguồn cung cấp cho mặt trận phía đông Donbass.  

Mặc dù phía Ukraine liên tục cảnh báo mối đe dọa tiềm ẩn về một cuộc tấn công của quân đội Nga từ lãnh thổ Belarus ngay từ cuối năm 2022, nhưng Lầu Năm Góc đã phát đi tín hiệu rằng, bất chấp việc Nga củng cố lực lượng ở Belarus, không có dấu hiệu của bất kỳ cuộc tấn công nào sắp xảy ra theo hướng đó. Vậy câu hỏi đặt ra là:

Quân đội Nga và Belarus đang chuẩn bị cho điều gì?

Hôm 12/1, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đánh giá rằng, hợp tác an ninh giữa Moscow và Minsk đã đạt đến một mức độ chưa từng có, khi ông tuyên bố, “Chúng tôi đã tiến xa trong quan hệ song phương về các vấn đề an ninh. Tôi thậm chí còn ngại nói cho bạn biết bao xa”. 

Cùng ngày, Tổng tư lệnh Lực lượng mặt đất Nga, tướng Oleg Salyukov đã đến thăm Belarus cùng một nhóm quan chức Bộ Quốc phòng như một biểu hiện của sự tương tác chặt chẽ này. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông tới các đồng minh Minsk trên cương vị mới. 

Trước đó một ngày, Tổng thống Zelensky cũng có chuyến thăm tới một khu vực phía tây Ukraine để thảo luận về phòng thủ biên giới vào ngày 11/1. Tại đây, ông Zelensky tuyên bố các lực lượng Ukraine “phải sẵn sàng [chiến đấu] cả ở biên giới và trong khu vực.” 

Tổng thống Lukashenko đã chỉ ra rằng, Ukraine đã điều động tới 15 nghìn binh sĩ gần biên giới nước này. Vào giữa tháng 11, người đứng đầu Ủy ban Biên giới Nhà nước Belarus, Anatoly Lappo đã thông báo rằng, lực lượng an ninh Ukraine đã cho nổ tung “gần như tất cả các cây cầu ở hướng Gomel và Mozyr” và “bắt đầu cho nổ tung tất cả các cây cầu ở hướng Hướng Volyn”. 

Gần đây, truyền thông Ukraine cũng cho biết, Lực lượng Quốc phòng nước này cũng đang đặt bãi mìn khu vực giáp biên giới nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công từ Belarus.

Bộ Quốc phòng Belarus hôm 11/1 cho biết, để bảo vệ Belarus khỏi những hành động khiêu khích có thể xảy ra từ Ukraine, các đơn vị tên lửa và phòng không của Nga và Belarus đã được xây dựng và triển khai. 

Được biết, tổng số nhân viên quân sự Nga trong lực lượng phòng không Belarus được cho là khoảng 9.000 binh sĩ. Ngoài ra theo kế hoạch, khoảng 170 xe tăng, 200 xe chiến đấu bọc thép và 100 súng cối cỡ nòng hơn 100 mm đã được phía Nga chuyển giao cho Belarus.

Belarus là đồng minh chủ chốt của Nga trong việc tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.  Trong trường hợp có mối đe dọa từ NATO, Belarus sẽ xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình và chính quyền Tổng thống Lukashenko đang đề nghị Moscow trả lại vũ khí hạt nhân cho Belarus nếu các hệ thống tương tự của NATO được triển khai ở Ba Lan.

Trên lãnh thổ Belarus hiện có một trạm radar “Volga” chuyên theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) theo hướng tây bắc. Ngoài ra Belarus cũng là nơi đặt Trung tâm liên lạc thứ 43 của Hải quân Nga để liên lạc với Bộ Tổng tham mưu Hạm đội các tàu ngầm hạt nhân đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và một phần Thái Bình Dương. 

Đáp lại, người Belarus đã nhận được tất cả các loại vũ khí, bao gồm cả hệ thống pháo và phòng không với giá ưu tiên hoặc miễn phí, mà minh chứng rõ nét nhất chính là Nga vừa chuyển giao hệ thống phòng không S-400 và hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật Iskander. 

Vậy Belarus đóng vai trò gì đối với người Nga? Chuyên gia quân sự Nga, đại úy Vladimir Gundarov tin rằng Belarus có thể trở thành một hậu phương quan trọng của Nga. Đáng chú ý là, Belarus đang đối mặt với mối đe dọa từ Ba Lan, bởi Warsaw đang coi Tây Ukraine là chỗ dựa trong tương lai của nước này. Vì vậy Belarus cũng nằm trong kế hoạch của người Ba Lan. 

Việc Tổng thống Putin trang bị quốc phòng cho Belarus không chỉ để tăng cường hỗ trợ cho chiến dịch Quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, mà còn giúp Belarus phòng thủ phản công nếu Ba Lan tiến vào vùng đất của Ukraine, thì mối đe dọa tương tự sẽ tồn tại đối với Minsk. 

NATO coi năm nay là năm quyết định cho cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine, và các phương tiện truyền thông phương Tây đã vẽ ra viễn cảnh thực tế, về một “cuộc xung đột kéo dài có lợi cho Tổng thống Putin” nếu Ukraine không giành chiến thắng vào năm 2023.

 Với gói viện trợ của Mỹ trị giá 45 tỷ đô la, được cho là sẽ đủ cho Ukraine tồn tại trong một năm, điều này có nghĩa là chính quyền Kyiv phải có nghĩa vụ thắng như chẻ tre trước người Nga. Vì vậy, đây được cho là một áp lực to lớn đối với Tổng thống Zelensky.

Có thể bạn quan tâm: