Người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng ba tư thế ngồi, vì đây được xem là phương diện của lễ nghĩa và cũng thể hiện đức tính của một người.

Người cổ đại chủ yếu có ba tư thế ngồi, bao gồm:

Ngồi phu (âm giống như từ phú), ngồi trong tư thế hai chân bắt chéo lên nhau, tương tự như trong ngồi thiền Phật giáo, vì thế nó cũng được gọi là tư thế ngồi gia phu.

Ngồi dạng chân chính là 2 chân duỗi về phía trước, cả cơ thể giống như hình dạng của một cái mẹt.

Tư thế quỳ nghĩa là ngồi quỳ, mông được đặt lên bắp chân và bàn chân thẳng với lưng.

Khi không có khách khứa, bạn có thể ngồi một cách ngẫu nhiên như tư thế ngồi một và tư thế ngồi hai. Nhưng khi nói chuyện với người bề trên, trưởng bối, kết giao bạn bè, yến hội hoặc tiếp khách, thì phải dùng thế thế quỳ.

Khang Hy và các cận thần bàn chuyện chính sự, hoặc cùng với hoàng thân cốt thích và bạn bè nói chuyện cười đùa, thì tư thế ngồi vẫn ngay ngắn trang nghiêm.
Ảnh minh hoạ dẫn từ secretchina (nguồn: 志清/看中国).

Trong sách cổ Trung Quốc cũng có không ít ghi chép về tiêu chuẩn dáng ngồi lễ độ. Ví dụ như các đại phu Tống Trung và Giả Nghị thời Tây Hán, có một lần nghe người thầy bói này nói với những học giả uyên bác một cách đĩnh đạc, rõ ràng, lành mạch khiến hai người không thể không tôn trọng. Ngay sau đó liền ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, chỉnh lý thắt lưng, vạt áo thẳng, ngồi một cách đoan chính để thể hiện sự tôn trọng với học giả này.

Trong thời Trung Quốc cổ đại, các quân tử đại phu cực kỳ coi trọng việc tự thân tu dưỡng đạo đức, lễ nghĩa. Vì thế, ngay cả khi bình thường nhàn rỗi cũng chú ý đến lời nói và hành vi của bản thân, giống như Đào Khản trong triều đại Đông Tần “khi làm công việc cũng giống như lúc nhàn rỗi, cả ngày đều ở trong tư thế ngồi quỳ”, hay Tư Mã Quang thời Tống Triều, “ở tiệc hội hay ở nhà đều ngồi trong tư thế quỳ nghiêm trang”.

Khang Hy – hoàng đế văn võ song toàn của triều Thanh, uy danh hiển hách. Bình thường lên triều, ngồi trên ghế rồng đoan chính, trang nghiêm nhìn xuống. Đây là cách cư xử được rèn luyện nghiêm khắc trong thời gian dài mới có được.

Hoàng đế Khang Hy nhớ lại từ khi còn nhỏ “phàm là ăn uống, di chuyển, lời nói, hành động, đều chú trọng. Mặc dù trong thời thế hòa bình, sống một mình nhưng không dám đi lệch lại những điều đã được dạy”. Sau khi lên ngôi với các đại thần nghị sự, hoặc cùng với hoàng thân quốc thích và bạn bè nói chuyện cười đùa, “đều ngồi ngay ngắn trang nghiêm”, đó là thói quen từ thời thơ ấu, cộng với bình thường tự tu dưỡng tạo thành.

Nguồn: secretchina