Hội Gióng 2025 – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Lễ hội Hội Gióng 2025 tại đền Phù Đổng chính thức khai mạc, đánh dấu 15 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Hà Tĩnh: Tìm thấy thi thể cháu bé 12 tuổi sau 3 ngày mất tích
- Phát hiện hơn 1.400 sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu Gucci tại Vĩnh Phúc
- Sau tuổi trung niên ngoại hình là tấm gương phản chiếu nội tâm mỗi người
Nội dung chính
Khai mạc Hội Gióng 2025 – Tinh hoa văn hóa nghìn năm
Tối 4/5, UBND huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc Hội Gióng tại đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội với cộng đồng dân cư địa phương.
Sự kiện kỷ niệm 15 năm UNESCO ghi danh Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hội Gióng là một trong những lễ hội cổ nhất Việt Nam, có từ thời vua Lý Thái Tổ thế kỷ XI.
Lễ hội tưởng nhớ Thánh Gióng, người anh hùng đánh giặc Ân cứu nước trong truyền thuyết dân gian.

Nơi cộng đồng gìn giữ giá trị văn hóa
Nét độc đáo của Hội Gióng nằm ở chính cộng đồng địa phương cùng nhau thực hành và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nhằm tưởng nhớ công đức Phù Đổng Thiên vương, đây là một diễn trường lịch sử – văn hóa, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất, có tính đại chúng nhất.

Nghi thức chính tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, được công nhận từ năm 2013.
Khu di tích gồm 10 địa điểm thờ Thánh Gióng, nổi bật là Đền Thượng với kiến trúc thế kỷ XVII – XVIII.
Các nghi lễ tái hiện chiến tích của Thánh Gióng được duy trì đều đặn hằng năm và tổ chức hội lớn 5 năm/lần.
Hoạt động lễ hội Hội Gióng 2025 phong phú và đậm chất dân gian
Hội Gióng 2025 diễn ra từ ngày 26/4 đến 7/5 dương lịch, tức từ mùng 29/3 đến 10/4 âm lịch.
Lễ hội có nhiều hoạt động: dâng hương, múa rối nước, thể thao, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, thi nấu cơm…

Tuần lễ văn hóa – du lịch được khai trương với các gian hàng OCOP, trải nghiệm ẩm thực và sản phẩm địa phương.
Các trò chơi dân gian, biểu diễn dân tộc giúp du khách cảm nhận trọn vẹn không khí lễ hội vùng Bắc Bộ.
Đây là dịp quảng bá văn hóa, du lịch và gìn giữ di sản truyền thống đặc sắc của thủ đô Hà Nội.

Đầu tư bảo tồn không gian văn hóa Hội Gióng
Sau khi UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Hội Gióng được tổ chức quy mô hội lệ hằng năm và quy mô hội chính 5 năm/kỳ.
Huyện Gia Lâm đầu tư gần 100 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo các hạng mục thuộc khu di tích đền Phù Đổng.
Tất cả thông tin về Hội Gióng được giới thiệu trên App Gia Lâm bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bảng thông tin gắn mã QR được bố trí tại các điểm lễ hội để phục vụ người dân và du khách.

Huyện cũng phát hành hơn 6500 ấn phẩm tuyên truyền về di sản, di tích và lễ hội Gióng. Bao gồm 1500 cuốn “Gia Lâm – di vật, hiện vật tiêu biểu trong di tích lịch sử, văn hóa”. 5000 cuốn “Đền Phù Đổng, di sản – di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt”. Ngoài ra còn có sách “Hội Gióng – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”…vv
Từ ngàn đời qua, Hội Gióng – Đền Phù Đổng đã được cộng đồng lưu giữ, bảo vệ như một phần máu thịt.
Việc tư liệu hóa và số hóa lễ hội được đẩy mạnh nhằm phục vụ công tác bảo tồn và quảng bá di sản. Nhiều kiến trúc còn bảo lưu những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ 17-18. Đây đều là của kiến trúc đình làng vùng Châu thổ Bắc Bộ.

Chiêm ngưỡng một số hình ảnh và hiện vật tại các điểm tham quan








Theo tục lệ, ngày 9/4 (âm lịch) hàng năm, làng sẽ mở hội diễn lại các trận đánh của Thánh Gióng với giặc Ân.
Trong đó, bạch mã và hồng mã biểu tượng cho hòa bình và chiến tranh và là hai chiến tuyến trong trận đánh. Hai “ông ngựa” là bạch mã và hồng mã được làm bằng gỗ từ thời dựng đền được đặt ở hai dãy nhà ngang có mái che”.

Theo: Tiền Phong