Video: Khỉ đực tung đòn vào mặt hà mã vì miếng ăn
Bất chấp việc hà mã nổi tiếng là loài động vật hung dữ, con khỉ đực vẫn tấn công tung đòn vào mặt hà mã khi bị làm phiền.
- Video: Hai con ong hợp sức mở nắp chai nước ngọt
- Video: Chiêm ngưỡng cây quất thế ‘căng buồm vượt trùng dương’ giá 100 triệu đồng ở Hà Nội
Video ghi lại sự việc
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận: Khỉ đực tung đòn vào mặt hà mã vì tham ăn
Trong lúc con khỉ đực đang ăn những búp cỏ tươi một mình thì hai con hà mã to lớn tiến đến. Khỉ đực không những không tỏ ra sợ hãi mà còn tiến đến; tặng cho con vật to xác một quả đấm cảnh cáo vào mặt.
Sau khi xem xong video, cư dân mạng đã bình luận về thái độ hung hăng này của con khỉ đực:
- Hình như 2 con hà mã này chưa trưởng thành, chứ nếu không thì con khỉ đực kia đi bán muối luôn rồi.
- Đừng nên chống lại với cái đứa không biết có gì để mất.
- Đã biết tài nhau rồi…
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, thuyết tiến hóa của Darwin được các nhà sinh vật học và những người phân biệt chủng tộc ở phương Tây tin tưởng và ủng hộ; thì có một học giả phương Đông mạnh mẽ chỉ trích Darwin đó là ông Lý Tôn Ngô. Theo học giả này, Darwin đã sai lầm khi coi đấu tranh sinh tồn là quy luật bắt buộc duy nhất của quá trình tiến hóa.
Khỉ đực tung đòn vào mặt hà mã – Đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua có phải là chân lý?
Darwin cho rằng “cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua” là quy luật tự nhiên vốn có. Định luật này của Darwin được đúc kết từ mối quan hệ cầm thú; nó mâu thuẫn với xã hội loài người. Quy luật này nếu áp dụng vào xã hội loài người, làm nền tảng để tạo ra một thế giới; mà con người chém giết lẫn nhau thì không thể chấp nhận được.
Darwin cho rằng loài người tiến hóa bằng cách cạnh tranh lẫn nhau; nhưng quan sát từ nhiều khía cạnh, loài người tiến hóa bằng cách nhường nhịn lẫn nhau.
Darwin cho rằng, trong thế giới sinh vật đầy rẫy những hiện tượng cạnh tranh; nhưng trong thế giới sinh vật đầy rẫy những hiện tượng tương hỗ. Hãy thử vào rừng xem, cành lá nhường nhau, cành lá đều vươn lên không trung; cành này chen vào cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri vô giác, nhưng biết nhường nhịn nhau; nhường nhịn nhau là bản chất của thế giới sinh vật. Nếu chúng không nhường nhịn nhau, chúng không thể phát triển.
Các sinh vật khác cũng vậy, chim hót cùng nhau, muông thú quây quần bên nhau; chung sống hòa bình hơn, ít cạnh tranh hơn. Xem thêm quan điểm của ông Lý Tôn Ngô tại đây.
Vì vậy, có thể rút ra một điều: “Thế giới sinh vật nhường nhịn nhau đã là chuyện thường; còn đánh nhau là chuyện hiếm”. Darwin đã biến cái thường thành hiếm, có nên không?