Nga đang thua trên mặt trận kinh tế và thất bại trên chiến trường?
Các biện pháp trừng phạt Nga không những không thành công mà còn quay ngược trở lại đánh tơi tả những người ban hành chúng. Chỉ cần nhìn vào cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đủ thấy hầu hết các quốc gia châu Âu tham gia trừng phạt Nga đều có mức lạm phát cao chót vót.
Thông điệp năm mới của Nga: Chiến thắng là ‘không thể tránh khỏi’
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trong một bài phát biểu qua video ngay trước đêm Giao thừa rằng:
“Trong năm tới, tôi muốn chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào, sự dũng cảm, những đồng chí đáng tin cậy và tận tụy… Chiến thắng của chúng ta, giống như Năm mới, là điều không thể tránh khỏi”.
Chiến dịch quân sự hiện đã bước sang tháng thứ 11 và sẽ tròn một năm vào ngày 24 tháng 2 tới. Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu giải thích rằng năm 2022 bao gồm những thời điểm mà “tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng” và rằng Năm mới đã đến trong một “tình hình chính trị-quân sự khó khăn.”
Hiện tại, cuộc xung đột về cơ bản vẫn đang trong thế bế tắc, với việc Nga chiếm ưu thế rõ ràng trên không do gần đây lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Trong năm 2022, truyền thông dòng chính phương Tây mà cựu Tổng thống Trump gọi là ‘truyền thông thổ tả’ đã thiếu vắng các phân tích chính xác liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Nhiều thông tin không còn dựa trên sự thật mà chỉ nhằm mục đích tuyên truyền.
Nga đang thua trên mặt trận kinh tế?
Điển hình là Kế hoạch ‘tiêu diệt’ nền kinh tế Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã nói như sau:
“Trong nhiều tháng, chúng tôi đã xây dựng một liên minh gồm các đối tác đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu.
…Chúng tôi sẽ hạn chế khả năng kinh doanh bằng Đô la, Euro, Bảng Anh và đồng Yên của Nga để trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ hạn chế khả năng của họ để làm điều đó. Chúng ta sẽ làm suy yếu khả năng tài chính và phát triển của quân đội Nga.
… Chúng tôi đã thấy tác động của các hành động của mình đối với đồng tiền của Nga, đồng Rúp, đồng tiền này vào đầu ngày hôm nay đã chạm mức yếu nhất chưa từng có — chưa từng có trong lịch sử.”
Tuy nhiên các giả thuyết biến đồng rúp Nga trở thành đống đổ nát đã không trở thành hiện thực trong năm 2022.
Mặc dù GDP của Nga tính theo đồng đô la thấp hơn nhiều so với GDP của hầu hết các quốc gia châu Âu. Nhưng GDP bình quân đầu người tính theo sức mua của đồng rúp là khá cao. GDP của Nga cũng bao gồm tỷ lệ sản xuất thực tế, những thứ có giá trị thực cao hơn như sản xuất thép, bê tông và điện tính theo bình quân đầu người của Nga trong khi tỷ lệ ‘dịch vụ’ thì thấp hơn.
Viện Kennan của Mỹ cho biết như sau: “Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã tỏ ra khá kiên cường trước chiến tranh và các lệnh trừng phạt. Vào tháng 4 và tháng 5, hầu hết các nhà dự báo đều dự đoán GDP của Nga vào năm 2022 sẽ giảm 7–8%, trong khi một số dự đoán mức giảm 12–15%. Các khoản đầu tư dự kiến sẽ giảm 25–28% và thương mại bán lẻ giảm 8–9%, trong khi giá cả dự kiến sẽ tăng 20−25%….
Tuy nhiên, mọi thứ hóa ra lại khác. Nhập khẩu giảm mạnh, lệnh cấm xuất khẩu ngoại tệ và yêu cầu đối với các nhà xuất khẩu phải bán thu nhập ngoại tệ đã khiến đồng rúp tăng giá mạnh”.
Tờ economist hôm 29/12 còn có tiêu đề: “Năm 2022, Nga tiếp tục phát triển kinh tế” và thừa nhận nền kinh tế Nga đã làm tốt hơn nhiều so với dự kiến của phương Tây. Trong khi Nhà trắng dự kiến GDP của Nga giảm 15% thì thực tế tổng mức giảm của Nga trong năm 2022 chỉ là 2,5%.
Các biện pháp trừng phạt Nga không những không thành công mà còn quay ngược trở lại đánh tơi tả những người ban hành chúng. Chỉ cần nhìn vào cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đủ thấy hầu hết các quốc gia châu Âu tham gia trừng phạt Nga đều có mức lạm phát cao chót vót.
Nga vẫn no đủ ở nhiều lĩnh vực khi nước này bội thu lương thực trong năm 2022 và có tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhiều nước khao khát. Nền kinh tế của Nga chủ yếu là tự túc và ngành công nghiệp quốc phòng chủ yếu sản xuất là để tự vệ chứ không phải là phục vụ phiêu lưu chiến tranh.
Nga đang thất bại trên chiến trường?
Về mặt quân sự, truyền thông phương Tây vẫn đưa tin Nga đang yếu thế. Tuy nhiên vào tháng 4, nỗ lực hòa đàm với Kyiv đã thất bại sau khi Mỹ và Anh ngăn chính quyền Tổng thống Zelensky ký thỏa thuận. Kết quả là lực lượng Nga đã rút lui khỏi Kiev. Về mặt lý thuyết, để chiếm một thành phố, 1 đội quân cần phải có tỷ lệ 1 binh sĩ/40 người dân trong khi Nga chỉ có một nửa lực lượng cần thiết ở gần Kyiv và không đủ quân để chinh phục thành phố.
Truyền thông phương Tây đã gọi đó là ‘thất bại’ trong khi thực tế Nga đã chuyển sang một kế hoạch khác, tập trung vào khu vực miền đông Ukraine thay vì dàn trải cả miền tây.
Thành công của Ukraine ở Kharkiv đã được truyền thông phương Tây đăng tải rầm rộ. Nhưng thực tế là do Nga đã rút hầu hết lực lượng của mình khỏi khu vực đó. Nhìn vào bản đồ Kharkiv mới thấy những gì Nga ‘mất’ đều có giá trị đối với họ. Thực tế Kharkiv có ít ngành công nghiệp và không có tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Giá trị thực tế của Kharkiv đối với Nga là gì? Đó là hành lang đất liền phía nam nối từ Nga đến Crimea và hiện vẫn đang do quân đội Nga đã kiểm soát.
Sau đó là nỗ lực tái chiếm thành công Kherson của Ukraine. Tuy nhiên người Nga cũng chủ động rút lui từ trước và đã chuyển từ tấn công sang chiến thuật phòng thủ. Mục đích là làm chảy máu lực lượng Ukraine trong khi Nga chịu ít tổn thất nhất. Trong khi đó, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine tại Kherson thừa nhận họ đã thất bại.
Tờ Washington Post có đoạn viết như sau:
[Tướng Andriy Kovalchuk, người được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc phản công Kherson] đã lên kế hoạch chia đôi khu vực do Nga chiếm đóng ở phía tây sông Dnepr và bẫy quân Nga. Ông nói: “Nhiệm vụ của tôi không chỉ là giải phóng lãnh thổ. “Nhiệm vụ của tôi ngay từ đầu là phong tỏa và tiêu diệt lực lượng này. Tức là không để họ rút lui hoặc tồn tại.”Tuy nhiên nhiệm vụ thứ nhất được người kế nhiệm Kovalchuk hoàn thành chỉ sau khi lực lượng Nga đã rút khỏi khu vực. Phần thứ hai của nhiệm vụ, mặc dù tổn thất nặng nề của Ukraine, vẫn chưa được hoàn thành.”
Giống như việc Nga rút quân khỏi Kyiv, các ‘chuyên gia’ quân sự phương Tây tuyên bố rằng việc Nga rút lui về phòng thủ ở phía đông Kharkiv cũng như tại phía đông Kherson là thất bại của Nga và là chiến thắng của Ukraine. Từ góc độ đánh giá quân sự, những thông tin của truyền thông phương Tây là chưa chính xác.
Bây giờ BBC tiếp tục dự đoán những cách mà cuộc xung đột có thể diễn ra vào năm 2023 bởi các chuyên gia của Anh và Mỹ.
Ví dụ, Michael Clarke, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Exeter (Anh) nói như sau: “… Cả hai bên đều cần tạm dừng nhưng người Ukraine được trang bị tốt hơn và có động lực để tiếp tục, và chúng ta có thể mong đợi họ duy trì áp lực, ít nhất là ở Donbass”.
Andrei Piontkovsky, chuyên gia khoa học và nhà phân tích Mỹ thì cho rằng, “Ukraine sẽ giành chiến thắng bằng cách khôi phục hoàn toàn toàn vẹn lãnh thổ của mình muộn nhất là vào mùa xuân năm 2023”.
Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy, Quân đội Mỹ tại Châu Âu lại cho biết: “Đến tháng 1, Ukraine có thể bắt đầu giai đoạn cuối của chiến dịch giải phóng Crimea… tôi không thấy kết quả nào khác ngoài thất bại của Nga.”
Như vậy có thể thấy, dựa trên tình hình thực tế trong tháng 11 và 12 khi hệ thống năng lượng của Ukraine đang bị phá hủy dần dần và nước này cũng cạn kiệt vũ khí, thì những dự đoán của các chuyên gia Anh và Mỹ ở trên khó xảy ra trong tương lai gần.
Tuy nhiên sự ảo tưởng về tình trạng quân sự của cuộc chiến thậm chí còn tồi tệ hơn khi truyền thông phương tây bàn luận đến khía cạnh chính trị.
Tờ Washington Post đăng bài có tiêu đề: “Putin, không quen với việc thua cuộc, ngày càng bị cô lập khi chiến tranh lắng xuống”. Kết luận này dựa trên một số ‘chuyên gia’ của tổ chức Carnegie và các nguồn ẩn danh ở Nga, tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với thực tế trên chiến trường và kết quả của các cuộc thăm dò hiện tại ở Nga cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Tổng thống Putin và chính phủ của ông. Trang statista cho thấy tỷ lệ dân chúng ủng hộ Putin là khoảng 80%.
Bài báo của Washington Post cũng bỏ qua thực tế rằng Nga có quan hệ tốt với hầu hết với phần còn lại của thế giới, ngoại trừ thế giới phương Tây.
Sự ảo tưởng và thiếu phân tích tốt về các vấn đề quân sự và chính trị đi kèm với sự ảo tưởng về tương lai kinh tế của ‘phương Tây’. Tuy nhiên nhà kinh tế học Zoltan Pozsar đã phân tích thực tế qua loạt bài về hệ thống tiền tệ Bretton Woods III, nơi hàng hóa và người bán sẽ quyết định trật tự thế giới mới. Trong bài viết cuối cùng của năm 2022, ông đã mô tả thế giới hiện đang chuyển sang một trật tự đa cực “được xây dựng không phải bởi các nguyên thủ quốc gia G7 mà bởi ‘G7 của phương Đông’…
Không chỉ thế, Nga hiện đang có vị thế rất lớn đối với một đồng minh quan trọng của NATO, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ
Có thể bạn quan tâm: