Hai ngày cuối tuần, những tin tức bất lợi tiếp tục nghiêng về phía Ukraine. Trên chiến trường, UAV cảm tử Lancet của Nga đã xung trận, và hệ thống Starlink  đã bị ngừng hoạt động, khiến việc thông tin liên lạc giữa quân đội Ukraine trở nên vô vọng.

Nga tiến hành chiến thuật mới: Tác chiến bằng UAV Lancet

Hiệu quả tác chiến của lực lượng Nga đã tăng lên đáng kể sau khi họ bắt đầu tích cực sử dụng UAV cảm tử Lancet. Đây là tuyên bố của phóng viên chiến trường Alexander Sladkov.

Quân đội Nga với sự trợ giúp của UAV Lancet trong những ngày gần đây, đã vô hiệu hóa pháo binh của Ukraine, theo riafan.ru. Trước đó, một đoạn video đã ghi lại cảnh một tàu quân sự Ukraine đã bị UAV Lancet phá hủy trong vùng nước Dnepr. 

Ngoài ra, một UAV Lancet đã bắn trúng một khẩu lựu pháo M777 của Mỹ tại khu vực giữa Nikolaev và Krivoy. Ngoài ra, UAV Lancet còn tiêu diệt pháo tự hành 2s3 “Acacia” của Ukraine.

Được biết UAV cảm tử Lancet là loại vũ khí được điều khiển từ xa của Nga. Nó được trang bị một động cơ điện và sở hữu một số kiểu dẫn hướng (phối hợp, quang điện tử và kết hợp).

UAV Lancet được phóng bằng máy phóng, có khả năng đạt vận tốc từ 80 đến 110 km/giờ. Bộ cánh hình chữ X của Lancet cho phép tăng thêm khả năng cơ động của máy bay. Do đó, nó thậm chí có thể bắt chước đường bay của loài chim, nhằm đánh lạc hướng hệ thống phòng không của đối phương. Bên cạnh đó, UAV cảm tử Lancet tấn công mục tiêu mà không phụ thuộc vào địa hình và khả năng tàng hình của mục tiêu đó.

Không chỉ thiệt hại trên chiến trường bởi UAV Lancet, nguy cấp hơn lực lượng Ukraine còn đang phải đối mặt với tình trạng bị ngắt thông tin liên lạc trên chiến trường khi hệ thống Starlink của tỷ phú Elon Musk bị ngừng hoạt động.

Hệ thống Starlink ngừng hoạt động vì hết tiền tài trợ?

Ngày 4/11, CNN đưa tin, hệ thống vệ tinh Starlink phục vụ cho các kênh liên lạc trên chiến trường Ukraine đã chìm trong bóng tối do bị ngừng hoạt động. 

Sự cố này đã ảnh hưởng đến 1.300 thiết bị đầu cuối Starlink mà Ukraine đã mua từ một công ty Anh hồi tháng 3 để sử dụng trong các hoạt động tác chiến. Mỗi thiết bị đầu cuối có giá 2.500 đô la mỗi tháng, với hóa đơn trị giá 3,25 triệu đô la mỗi tháng.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã không thể trả được phí dịch vụ này nên yêu cầu các đối tác người Anh hỗ trợ, với số tiền nợ lên tới 20 triệu USD kể từ khi 1.300 thiết bị đầu cuối được triển khai hồi tháng 3. 

Tuy nhiên, đề nghị này của Ukraine không được phía Anh đáp ứng nên các trạm tiếp nhận đều ngừng hoạt động vào tối ngày 24/10. Giới quan sát nhận định rằng, sự kiện này đã gây ra một “vấn đề lớn” cho quân đội Ukraine vì các thiết bị đầu cuối là kết nối liên lạc chính trên chiến trường. 

Được biết hồi tháng 9, công ty mẹ của Starlink là SpaceX  đã viết 1 lá thư cho Lầu Năm Góc, cảnh báo rằng họ không thể tài trợ hoàn toàn chi phí dịch vụ này lên tới 20 triệu USD mỗi tháng.

Tỷ phú Elon Musk ước tính trong 12 tháng tới, 25.000 thiết bị đầu cuối Starlink ở Ukraine sẽ tiêu tốn của công ty ông khoảng 400 triệu USD. 

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói với CNN rằng, Lầu Năm Góc đang tích cực đàm phán với SpaceX để có được các nguồn lực cần thiết để duy trì hoạt động của Starlink ở Ukraine. 

Về phía Ukraine, cố vấn Tổng thống  ông Mykhaylo Podolyak, thừa nhận tầm quan trọng của Starlink khi nhấn mạnh nước này sẽ “tìm cách để giữ Starlink hoạt động”.

Tình hình có vẻ càng nguy cấp hơn nữa khi ở mặt trận ngoại giao, Mỹ và Châu Âu tiếp tục có các động thái yêu cầu chính quyền Tổng thống Zelensky phải đàm phán với Tổng thống Putin.

Có thể bạn quan tâm: