Ngày 21/9, Tổng thống Putin đã tỏ rõ lập trường cực kỳ cứng rắn, khi ông tuyên bố Nga sẽ sử dụng mọi phương tiện vũ khí khi sự toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa. Tất nhiên, Nga sẽ không thể để thua ngay cả khi đang chiến đấu trực tiếp với tập thể phương Tây. Và đây là điểm mấu chốt khiến các tướng lĩnh tại Lầu Năm Góc và Brussel phải cân nhắc.

Tướng Mỹ thừa nhận: Chiến tranh hạt nhân ‘có thể xảy ra’

Ngay sau bài phát biểu chấn động của Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nga, vị Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Đô đốc Hải quân Charles A. Richard hôm 21/9 xác nhận rằng, Lầu Năm Góc đang xem xét mối đe dọa hạt nhân của Nga một cách nghiêm túc.

Phát biểu trước một sự kiện an ninh quốc gia tại bang Maryland, tướng Charles Richard thừa nhận:Tất cả chúng ta trong căn phòng này đang trở lại với công việc cạnh tranh… và xung đột vũ trang trực tiếp có thể xảy ra với một đối thủ có khả năng hạt nhân”. 

Ông cũng nói về các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc rằng, “Chúng ta đã không phải đối mặt với những đối thủ và địch thủ như vậy trong một thời gian dài”.

Tất nhiên, tướng Richard và các quan chức quân sự NATO có lý do để quan ngại trước thái độ cứng rắn của ông chủ điện Kremlin, khi đồng minh thân cận của Putin –  là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng viện dẫn uy lực của vũ khí siêu thanh của Nga.

Ông Medvedev tuyên bố: “Nhiều kẻ ngốc đã nghỉ hưu đeo lon tướng nên biết rõ rằng, đừng cố gắng làm chúng tôi sợ hãi với những suy đoán về một cuộc tấn công của NATO tại Crimea. Sự trả đũa của vũ khí siêu thanh có thể tiếp cận các mục tiêu ở châu Âu và Mỹ nhanh hơn nhiều, đảm bảo là như vậy “

Ông nói thêm rằng “liên minh phương Tây nói chung, và tất cả công dân của các nước NATO cần phải hiểu rằng Nga đã chọn con đường riêng của mình. Và không có đường lui”.

Rõ ràng, thời điểm này Mỹ và đồng minh đang ở tình thế Kỳ hổ nan hạ, đã tự tạo ra một tình thế lưỡng nan cưỡi lưng hổ khó xuống. 

Ai đang kích động chiến tranh hạt nhân?

Những cảnh báo hạt nhân nghiêm khắc của Tổng thống Putin đang bị các quan chức phương Tây coi như một mối đe dọa gây sốc chưa từng có. 

Nhưng nếu tìm hiểu những gì ông Putin tuyên bố, rõ ràng Tổng thống Nga đang vạch ra một lằn ranh đỏ để nhắc nhở các quan chức Mỹ và NATO.

Tổng thống Putin nói: 

“Bây giờ họ đang nói về vụ tống tiền hạt nhân. Chúng ta không chỉ nói về vụ pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya, vốn được phương Tây khuyến khích, đe dọa một thảm họa hạt nhân, mà một số đại diện cấp cao của NATO đang nói về khả năng cho phép sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga – vũ khí hạt nhân.

Và những ai đang cố gắng tống tiền chúng ta bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng gió cũng có thể đổi chiều về phía họ”.

Một chuỗi các sự kiện liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya cho thấy một kế hoạch tinh vi nhằm viện cớ phủ đầu nước Nga, trong bối cảnh cả Washington lẫn Brussel đều tuyệt vọng khi hàng tỷ đô la vũ khí đổ vào Ukraine, vẫn không thể ngăn Nga tổ chức trưng cầu dân ý ở Kherson và Zaporozhye vào tháng 9.

Vậy phương Tây đã khiêu khích Nga như thế nào? 

Thứ nhất: 

Ngày 8/9, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Valery Zaluzhny tuyên bố rằng: “Có một mối đe dọa trực tiếp từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng Nga trong một số trường hợp nhất định.”

Nghiêm trọng hơn, vị tướng Ukraine còn nói thêm rằng: “Cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các cường quốc thế giới tham gia trực tiếp vào một cuộc xung đột hạt nhân ‘hạn chế’ , trong đó viễn cảnh Thế chiến thứ 3 đã hiển hiện trực tiếp”. 

Thứ hai: 

Tuyên bố của tướng Ukraine chỉ diễn ra 1 ngày sau bản báo cáo sơ sài  52 trang của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đề cập đến những sự cố nghiêm trọng của nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia. 

Liệu IAEA có còn là một cơ quan độc lập, khách qua hay không, khi bản báo cáo lại phần lớn dựa trên các thông tin do Ukraine cung cấp.

Thứ ba:

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc nhau gây ra khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia. Tuy nhiên Nga là bên đang kiểm soát nhà máy hạt nhân và người Nga không ngu ngốc đến mức tự bắn phá vào khu vực nguy hiểm do chính mình kiểm soát. 

Cần chú ý là các cuộc nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân cũng trùng với thời điểm Ukraine nhận được pháo phản lực Himars tầm xa do Mỹ viện trợ.

Thứ tư: 

Các vụ pháo kích vào nhà máy hạt nhân Zaporozhye hoàn toàn có chủ ý. Chuyên gia năng lượng hạt nhân Aleksey Anpilogov chỉ ra rằng, các khối đá bê tông bảo vệ nhà máy hạt nhân có thể chịu được lực va chạm mạnh. 

Nhưng các vụ tấn công chỉ nhằm vào các điểm dễ bị tổn thương nhất của nhà máy, như tại khu vực thiết bị đóng mở lò hạt nhân, và tại nơi đặt máy phát điện dự phòng, nhằm tước đi nguồn cung cấp điện một khi lò phản ứng bị ngừng hoạt động đột ngột. 

Khi hệ thống làm mát không còn hoạt động được nữa, các thanh nhiên liệu nóng trong lò sẽ phát nổ. Và một thảm hoạ hạt nhân sẽ xảy ra không chỉ ở Ukraine, mà còn lan rộng ra khắp châu Âu.

Thứ năm: 

Nghị sĩ Anh là ông Tobias Ellwood từng cảnh báo rằng, bất kỳ tai nạn hạt nhân nào tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đều có thể cho phép NATO can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Nghị sĩ Mỹ Adam Kinzinger cũng đưa ra tuyên bố ngay sau cảnh báo của nghị sĩ Anh, rằng “Điều này không cần phải tranh luận; bất kỳ sự rò rỉ hạt nhân nào gây chết người ở các nước NATO, đó là lúc điều 5 tự kích hoạt”. 

Ngoài ra ngay từ hồi tháng 3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết,  NATO sẵn sàng bảo vệ Ukraine trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hóa học hoặc vũ khí hạt nhân. 

Phải chăng NATO đang khuyến khích Ukraine tấn công nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, rồi cáo buộc Nga gây ra thảm họa hạt nhân để lấy cớ vận dụng điều 5 để gây hấn Nga? 

Cho nên không phải vô duyên vô cớ mà Tổng thống Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân một khi an ninh nước Nga bị đe dọa. 

Có một sự thật hiển nhiên là, các cuộc tấn công, phản công của Ukraine đang được điều hành bởi quân đội NATO, với vệ tinh và trang thiết bị vũ khí của Mỹ. 

Về bản chất, Nga đang chiến đấu trực tiếp với NATO trong một cuộc chiến tranh lục địa, và Tổng thống Putin nhận ra rằng, phương Tây sẽ không dừng lại một khi chưa tiêu diệt hay làm nước Nga suy yếu. 

Rõ ràng, việc truyền thông phương Tây tuyên bố Nga leo thang bằng cách đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, đó là một lời nói dối.  

Nguy hiểm là, xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Nga có thể được châm ngòi bởi một trong hai bên đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân có tính toán, hoặc có thể được châm ngòi bởi một trong hai bên mắc sai lầm do trục trặc công nghệ, thông tin sai lệch, hiểu nhầm hoặc tính toán sai,

Do đó, thế giới đang trong một tình thế leo thang nguy hiểm và có thể kết thúc bằng thảm họa hạt nhân, đặc biệt là khi chính quyền Biden dường như cố tình nhiều lần vượt qua lằn ranh đỏ, thúc đẩy một cuộc hỗn loạn hơn tại Ukraine bằng cách cung cấp thông tin tình báo và viện trợ vũ khí hạng nặng.  

Trong quá khứ, các đời Tổng thống Mỹ luôn tìm cách cân bằng, tránh đối đầu căng thẳng với Nga và biến nó thành cuộc chiến tranh nghiêm trọng. 

Samuel Charap và Michael Mazarr, hai nhà khoa học chính trị cấp cao của tổ chức nghiên cứu RAND ở Mỹ đồng tác giả trên tờ Foreign Affairs viết rằng, việc đối đầu với Nga sẽ không mang lại lợi ích cho Washington, và “sẽ đặc biệt có vấn đề” trong bối cảnh hiện tại. 

Hai chuyên gia này nhận định: “Bài học rút ra từ mọi cuộc khủng hoảng trong Chiến tranh Lạnh cho thấy chính sách thận trọng là cần thiết vào những thời điểm nguy hiểm”. 

Trong khi Tổng thống Putin dường như đang hành động một cách hợp lý vì lợi ích quốc gia của mình, thì có vẻ các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu lại hành xử như những người hoàn toàn thiếu lý trí và xa rời thực tế.

Bất chấp lằn ranh đỏ của Nga, tờ Financial Times viết: “Mỹ, Anh, EU và các đồng minh trong liên minh quân sự NATO vẫn tiếp tục hậu thuẫn dưới hình thức tài chính trị giá hàng chục tỷ USD và quan trọng nhất là viện trợ vũ khí cho Ukraine”, và đang “làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện giữa Nga và NATO”, 

Dường như không có sự đồng thuận nào giữa các nhà lãnh đạo châu Âu hoặc Mỹ, rằng việc kích động một cường quốc hạt nhân như Nga sẽ là sai lầm khủng khiếp. 

Tờ Financial Times viết: “Các nhà lãnh đạo châu Âu đã phủ nhận những lời đe dọa từ Putin. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte gọi đó là “một dấu hiệu của sự hoảng sợ”, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói rằng đó là “một sự thừa nhận rằng cuộc xâm lược của ông ta đang thất bại”.

Tuy nhiên, Nga là một quốc gia sở hữu hệ thống phòng không và tên lửa liên lục địa tân tiến bậc nhất, với các loại vũ khí siêu thanh có thể né tránh mọi hệ thống phòng thủ của NATO bao gồm cả Mỹ. 

Thách thức Nga ra đòn tấn công phủ đầu, là một thảm họa mang tính hủy diệt cho chính châu Âu và cả Mỹ.

Thời điểm này, truyền thông dòng chính vẫn đang tạo cho dân chúng phương Tây cảm giác Nga chuẩn bị tấn công hạt nhân, như tờ The guardian đưa tin, cũng như tạo ra một tâm lý hoang mang khắp châu Âu.

Reuters hôm 22/9 đưa tin rằng, quan chức Ba Lan đã phân phát các viên thuốc iốt cho dân chúng trong trường hợp bị phơi nhiễm phóng xạ. 

Thứ trưởng Ba Lan, ông Blazej Pobozy nói: “Tôi muốn trấn an tất cả công dân rằng đây là những hành động thường xuyên, hành động phủ đầu nhằm bảo vệ chúng ta trong trường hợp xảy ra tình huống … Tôi hy vọng sẽ không xảy ra”.

Rõ ràng, Mỹ và NATO đang khiêu khích một cách tuyệt vọng, nhưng may mắn thay Nga không muốn chiến tranh hạt nhân và càng may hơn nữa Putin là một nhà lãnh đạo có tinh thần thép, khá kiên nhẫn, và đo lường hơn bất kỳ giới lãnh đạo phương Tây nào. 

Điều đó có nghĩa là Tổng thống Putin sẽ không ra đòn phủ đầu tấn công hạt nhân một cách phi lý, vì mục đích chính trị. 

Tuy nhiên chính quyền Biden không chỉ khiêu khích Nga, mà còn gia tăng căng thẳng với cả Trung Quốc. 

Mỹ thúc đẩy xung đột trên cả hai mặt trận?

Kênh CNBC hôm 13/9 đưa tin rằng, Mỹ đang xem xét các lựa chọn cho một gói trừng phạt chống lại Trung Quốc, để ngăn chặn nước này xâm lược Đài Loan. 

Đây chỉ là nút thắt trong một chuỗi các sự kiện khiêu khích của chính quyền Joe Biden kể từ chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi hôm 2/8, và tiếp theo là một loạt các quan chức Mỹ lần lượt đến hòn đảo, như thể Washington sẵn sàng tuyên chiến với Bắc Kinh.

Trong chương trình “60 Minutes” của kênh CBS phát sóng hôm 19/9, tổng thống Biden còn tuyên bố rằng, Mỹ sẽ can thiệp vào Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công.  

Về mặt lý thuyết, việc Mỹ đồng thời gây hấn ở cả hai mặt trận Á – Âu với cùng lúc đại diện của hai lực lượng kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới là hoàn toàn phi lý. Nhưng không thể phủ nhận vào thời điểm này, điều đó đang xảy ra. 

Nhiều giả thuyết đặt ra về việc Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan theo cách nào: Đổ bộ, oanh tạc bằng đường không, bắn phá tên lửa hay tấn công bằng tàu hải quân?

Tuy nhiên, có một kịch bản không thường được thảo luận công khai: Đó là Trung Quốc không cần động binh, mà sẽ phong tỏa eo biển Đài Loan. 

Thực tế, các cuộc tập trận của Trung Quốc trong suốt tháng 8 vừa qua chính là cuộc thử nghiệm bao vây, phong tỏa gần như hoàn toàn Đài Loan, xét cả về mặt kinh tế cả trên không và đường biển. 

Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Phó đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ nhấn mạnh rằng, một cuộc phong tỏa hải quân của Trung Quốc đối với Đài Loan là hoàn toàn có khả năng.

Chiến lược phong tỏa sẽ đem lại một số lợi thế, cho phép Trung Quốc duy trì một hình ảnh tương đối “hòa bình” trong khi vẫn cô lập về mặt quân sự và bóp nghẹt nền kinh tế của Đài Loan. 

Nếu Mỹ và NATO can thiệp, Trung Quốc có thể hiểu đó là một “hành động chiến tranh”. 

Không giống như Ukraine, phương Tây sẽ rất khó cung cấp cho Đài Loan  lượng tài chính và vũ khí vô tận. Vào thời điểm này, Mỹ và NATO đã đạt đến giới hạn cạn kiệt vũ khí dự trữ, và nếu có thêm một cuộc chiến ủy nhiệm ở mặt trận thứ hai, đó sẽ là một thảm họa cho nước Mỹ trong bối kinh tế suy thoái.

Có vẻ như cuộc đối đầu Trung – Mỹ là không thể tránh khỏi một khi Đài Loan bị tấn công. Phải chăng chính quyền Biden đang kích động Trung Quốc gây xung đột với Đài Loan, hệt như kịch bản NATO kích động Nga xung đột với Ukraine? 

Bất chấp truyền thông không ngừng đưa tin rằng, chỉ vài giờ sau bài phát biểu của Tổng thống Putin hôm 21/9, Trung Quốc đã công khai chỉ trích Nga về cuộc chiến tại Ukraine khi yêu cầu “ngừng bắn thông qua đối thoại”, thì cùng ngày hôm đó, Viện Chính sách Chiến lược Australia lại cho rằng, ông Tập đã tăng mức ủng hộ Putin lên gấp 2 lần.

Rõ ràng, một liên minh Nga – Trung hình thành ngày càng mãnh liệt khiến chính quyền Joe Biden đã phần nào tỏ ra lo ngại. 

Vì vậy mà bài phát biểu của Tổng thống Biden trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mang một giọng điệu hòa giải hơn nhiều với cả Nga và Trung Quốc.  

Tờ Aljazeera viết:

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9, ông Biden cho biết Mỹ phản đối “những thay đổi đơn phương về hiện trạng” ở Đài Loan bởi cả hai bên. Ông cũng nhấn mạnh rằng Washington không muốn một cuộc đối đầu với Bắc Kinh.

Cũng vậy, ngay sau tuyên bố sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh nước Nga của Tổng thống Putin, ông Biden cũng dịu giọng nói: 

“Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến tranh Lạnh”. 

Vì sao Mỹ và NATO phải nhanh chóng lên tiếng không muốn “chiến tranh” với Nga, cũng như không muốn đối đầu với Trung Quốc sau khi đã kích động cả 2 quốc gia này? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.

Động thái quyết liệt của Nga và Trung Quốc

Hàng loạt các động thái của Nga lẫn Trung Quốc trong những tuần gần đây đã chứng minh điều mà Mỹ và NATO lo lắng:

  1. Thứ nhất: Điện Kremlin đã quyết định huy động khoảng 300.000 binh sĩ trong tổng số 25 triệu người dự bị. Như vậy con số này chỉ chiếm 1,3% tiềm năng huy động của nước Nga. 

Nói cách khác, Nga đang tăng cường lực lượng của mình lên một cấp độ có thể đối phó với sự leo thang của Mỹ và NATO ở Ukraine, với sự tham gia của lính đặc nhiệm, lính đánh thuê nước ngoài cùng vũ khí hạng nặng của NATO. 

  1. Thứ hai: Nga tăng cường sản xuất máy bay phản lực tàng hình trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh gia tăng với phương Tây.

Hiện có thông tin cho rằng tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước Nga Rostec sẽ tăng cường sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57. Người đứng đầu tập đoàn Rostec, ông Sergey Chemezov cho biết “Không quân Nga sẽ nhận được các máy bay chiến đấu Su-57 mới trong năm nay”.  

  1. Thứ ba: Vào ngày 11/9, hai máy bay tuần tra hàng hải của Nga đã xâm nhập vào Vùng Nhận dạng Phòng không của Mỹ tại Alaska và Canada chỉ một ngày, trước khi Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) tiến hành chiến dịch phòng không Noble Defender trong khu vực. 

Hoạt động này của hai máy bay Nga không được phía Mỹ coi là một mối đe dọa hay khiêu khích, nhưng NORAD tuyên bố “sẵn sàng sử dụng một số phương án ứng phó để bảo vệ chủ quyền Bắc Mỹ và Bắc Cực”. 

  1. Thứ tư: Cùng ngày Tổng thống Putin tuyên bố điều động quân sự ‘một phần’, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho các hành động quân sự tiềm năng sắp tới.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập nói: “Cần nhất trí tổng kết và vận dụng kinh nghiệm thành công trong cải cách, nắm vững tình hình mới và [hiểu] yêu cầu nhiệm vụ, tập trung chuẩn bị cho chiến tranh, và can đảm tìm tòi và đổi mới”.  

Điều đáng nói là, phát biểu của ông Tập tại hội nghị quân sự ở Bắc Kinh hôm 21/9, được cho là nhằm đáp trả câu trả lời đầy khiêu khích của Tổng thống Biden, khi cho biết Mỹ sẵn sàng đáp trả nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan trong chương trình “60 Minutes” của kênh CBS. 

  1. Thứ năm: Trước đó, cả Trung Quốc và Nga liên tiếp thử tên lửa hạt nhân Sarmat và Eagle Strike 21

Thực tế,  Nga có vẻ đã chuẩn bị tâm thế cho một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng với Mỹ, mà vụ tiến hành thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat cho thấy người Nga gửi răn đe tới Mỹ một cách khá nghiêm túc. 

Sarmat có tầm bắn 11.000 dặm và có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên toàn hành tinh. Vào tháng 7, Nga có kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân tầm xa mạnh nhất thế giới này. Nếu Sarmat tham chiến tại chiến trường Ukraine, hẳn đây không phải tin tốt lành cho Mỹ và NATO.

Cũng chỉ một ngày trước khi Nga phóng tên lửa Sarmat, Trung Quốc đã phóng tên lửa siêu thanh mới YJ-21 từ tàu khu trục Type 055. YJ-21 là một phiên bản của loạt tên lửa “sát thủ tàu sân bay”, với tốc độ  bay cực nhanh và có quỹ đạo bay không thể đoán trước. 

Có ngẫu nhiên hay không khi vào thời điểm chiến sự tại Ukraine ngày càng  leo thang nguy hiểm, Mỹ lại đang phải căng mình giải quyết nhiều mặt trận cùng lúc: 

  1. Thứ sáu: Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía biển ngoài khơi hôm 25/9 sau khi Mỹ và Hàn Quốc tập trận.  

Triều Tiên cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa liên lục địa di động lớn nhất thế giới, có thể mang đầu đạn hạt nhân, không chỉ có thể tấn công dễ dàng Hàn Quốc mà còn có thể vươn tới cả Mỹ. 

Nên nhớ, Triều Tiên là “bạn”  của Nga và Trung Quốc. 

  1. Thứ bảy: Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Iran Mohammad Hossein Bagheri hôm 22/9 thông báo, “hải quân Nga, Iran, Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở khu vực phía bắc Ấn Độ Dương.” 

Iran cũng sắp sở hữu vũ khí nguyên tử, khi đã có khoảng 3/4 lượng uranium làm giàu ở cấp độ cao đủ để sản xuất một quả bom hạt nhân. 

Iran cũng là “bạn” của Nga và Trung Quốc. 

  1. Và cuối cùng, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông, đã hoàn tất ít nhất 3 trong số các đảo nhân tạo, thu hẹp vòng vây trên tuyến huyết mạch quốc tế quan trọng nhất thế giới, với tham vọng hất cẳng Mỹ, khống chế khu vực Châu Á –  Thái Bình Dương. 

Liệu chính quyền Joe Biden sẽ đối phó thế nào với một liên minh đáng gờm Nga – Trung, giữa một quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự hạt nhân và một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới? 

Xem thêm: Nga ra đòn ‘nhẹ’: Ai đang sợ ai?