Chắc hẳn, bạn đã từng thấy ngôi nhà trong hang động hoặc trên cây. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thấy ngôi làng cổ đại lấy các mái nhà làm đường đi lại chưa?

Theo Archdaily đưa tin, có một khung cảnh tuyệt vời như thế ở thị trấn nhỏ tên là Masuleh, nằm phía bắc Iran, với độ cao hơn 1.000 mét bí ẩn.

Lịch sử của khu định cư này có thể bắt nguồn từ năm 1006 sau Công nguyên (thế kỷ 11).

Chiêm ngưỡng qua những ngôi làng cổ đại trong thị trấn có vẻ rất bình thường, nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy tất cả các mái nhà của thị trấn đều được tích hợp làm đường, sân vườn hoặc những không gian kiến trúc khác, tạo nên cảnh quan hết sức đặc biệt.

Ngôi làng cổ đại này bắt nguồn từ năm 1006 sau Công nguyên (thế kỷ 11)

Những ngôi nhà trong thị trấn đều cùng với thiên nhiên gắn kết với nhau. Nhà của họ không phải được thiết kế bởi những kiến trúc sư nổi tiếng, mà từng viên gạch đều do người dân tự mình xây nên.

Người dân nơi đây rất hứng thú với kiến trúc tương xứng. Tất cả các ngôi nhà địa phương đều được làm bằng gỗ, đá và gạch đất. Nhà của họ phải có độ dốc 60 độ, cầu thang đều được làm bằng đá.

Tất cả các ngôi nhà địa phương đều được làm bằng gỗ, đá và gạch đất

Ngành thủ công mỹ nghệ trong thị trấn cũng khá thịnh vượng. Ngoài việc bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, họ cũng sẽ tạo ra các cửa sổ gỗ chạm khắc bằng tay.

Mỗi hộ gia đình đều biến mái nhà của mình trở thành sân vườn, hoa viên, đường xá…

Cũng bởi vì sự bố trí tương xứng này mà mỗi năm có hàng nghìn khách du lịch đổ đến Masuleh, đây cũng là nơi duy nhất ở Iran cấm xe hơi giao thông.

Ngôi làng cổ đai này cũng là à nơi duy nhất ở Iran cấm xe hơi giao thông

Nhưng cũng bởi vì Masuleh đặc biệt như thế, với ý nghĩa lịch sử phong phú, Masuleh đang nộp đơn xin được đưa vào Di sản thế giới.

Có lẽ chúng ta khó có thể tìm thấy ngôi làng cổ đại nào khác trên giới giống như xứ sở thần tiên này, cho nên, việc bảo tồn nơi đây là rất quan trọng và cần thiết.

Nguồn và ảnh: teepr