Chất curcumin trong cà ri không chỉ chống oxy hóa mà còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.

COVID-19 đang lan rộng ra toàn cầu và đang diễn biến ngày càng phức tạp, đề cao sức đề kháng của bản thân là một việc vô cùng quan trọng. Trung y cho rằng, trong cà ri chứa một chất gọi là curcumin, có khả năng cải thiện sức đề kháng của con người, vì thế kiến nghị ăn nhiều cà ri trong mùa dịch.

Củ nghệ là thành phần chính trong cà ri, bột nghệ Curcumin không chỉ chống oxy hóa, mà còn cải thiện khả năng miễn dịch, giảm thấp lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ và thậm chí là ung thư. Vì vậy, các sản phẩm tốt cho sức khỏe trên thị trường thường rất dễ nhìn thấy có chứa nghệ và bột nghệ.

Hầu hết các loại thực phẩm Ấn Độ là ăn cùng với hành tây và cà chua, trộn với các loại gia vị như gừng, nghệ, tỏi, bột ớt đỏ, thảo quả… Những loại gia vị và chất nền này giúp thúc đẩy tiêu hóa, làm giảm sự khó chịu của đường hô hấp trên. Người Ấn Độ tin rằng, các loại gia vị và thành phần trong ẩm thực Ấn Độ có thể giúp con người tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh do virus như cúm.

Sức đề kháng không phải càng cao càng tốt

Ăn các thành phần tự nhiên như tỏi, gừng, hành tây, cà ri và nghệ có thể cải thiện khả năng miễn dịch, nhưng không phải khả năng miễn dịch càng cao thì càng tốt.

Giáo sư Tạ Vinh Hồng, trưởng khoa Y tế và Dinh dưỡng tại Đại học Y khoa Đài Bắc chỉ ra rằng, mặc dù các thành phần tự nhiên như tỏi, gừng, hành tây, cà ri và nghệ có thể được sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng không phải khả năng miễn dịch càng cao thì càng tốt. Điều này là do hệ thống miễn dịch cũng sản sinh ra các chất peroxid, hormone gây viêm và các chất trung gian gây viêm trong quá trình loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể.

Ảnh dẫn từ Secretchina.

Do đó, trong khi tăng cường khả năng miễn dịch, hãy nhớ tiêu thụ một lượng vừa phải các thành phần chống oxy hóa và chống viêm. Rau và trái cây tươi rất giàu vitamin C và phytochemical, trong khi dầu cá và hạt lanh rất giàu Omega3 có thể giúp bảo vệ các loại tế bào của chúng ta. Khi chống lại virus, các tế bào bình thường có thể tránh được.

Thêm nghệ vào các món ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngoài cà ri, nghệ cũng có thể được sử dụng cho vào cơm chiên hoặc rau xanh, kết hợp với các loại rau có chứa sulforaphane, tác dụng chống viêm sẽ tốt hơn. Ngoài ra cũng có các loại trà nghệ bày bán trên thị trường, nghệ làm đồ uống cũng rất tót cho cơ thể.

Những trường hợp không nên ăn nghệ

Nghệ có mùi thơm, tính ấm giúp kích hoạt máu và huyết vận hành, nhưng nếu như ăn quá nhiều máu và khí huyết sẽ vận hành rất nhanh, bồi bổ quá độ khiến cho cơ thể gây ra những phản ứng không thích hợp.

– Bệnh nhân bị loét dạ dày

Bột nghệ gây kích thích niêm mạc dạ dày và ăn quá nhiều sẽ có tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, loét dạ dày và sỏi. Do đó, nếu bạn bị viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản, bạn phải đặc biệt chú ý để tránh các triệu chứng xấu đi.

– Bệnh nhân mắc bệnh thận

Nghệ có thể gây ra tình trạng tăng nồng độ nước tiểu và sỏi thận ở liều cao.

– Phụ nữ trong thời kỳ sinh lý

Nghệ có tác dụng chống đông máu vì vậy phụ nữ nên tránh dùng trong thời kỳ kinh nguyệt.

–  Phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học và Y học lâm sàng Trung Quốc năm 2008, nghệ có tác dụng chống cấy, tức là cấy trứng đã thụ tinh, vì vậy không nên dùng cho phụ nữ cần mang thai. Kết hợp với việc sử dụng không đúng cách, rất dễ khiến phụ nữ mang thai ra máu quá nhanh và tăng tốc các cơn co thắt, vì vậy nên tránh dùng nghệ trong khi mang thai.

– Bệnh nhân tắc nghẽn ống mật

Vì curcumin thúc đẩy sự co thắt túi mật, nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân bị sỏi mật hoặc những người có ống dẫn mật bị tắc.

Nguồn secretchina