World Cup tại Qatar có lẽ làm công chúng xao nhãng ít nhiều về cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, hình ảnh những thành phố lớn ở Ukraine tối đen do thiếu điện vẫn đang chiếm sóng trên các mạng xã hội. 

Một tháng trước đó, khi lực lượng Nga rút quân khỏi hữu ngạn sông Dnepr, đồng nghĩa với việc người Nga phải rời bỏ thủ phủ Kherson, các kênh truyền thông phương Tây đã đồng loạt đưa tin rằng, phía Nga đã thất bại và Ukraine đang giành chiến thắng. 

Nhưng họ đã không nhận ra một điều rằng, nếu Nga khó giữ được hữu ngạn Kherson thì Ukraine chắc chắn còn khó khăn gấp bội. Và thời gian đã trả lời cho điều này. 

Ngày 26/11, một đoàn xe tải, xe van và ôtô con kéo dài hơn một km đã lũ lượt rời  thủ phủ Kherson, trong bối cảnh thành phố bị lực lượng Nga pháo kích dữ dội sau khi Ukraine tái kiểm soát. Trước đó, Kherson cũng bị cắt điện, cắt nước khiến tình cảnh những người trụ lại tại đây đang phải chịu khổ ải.

Bên cạnh đó, các cuộc oanh kích của Nga phá hủy hệ thống mạng lưới điện của Ukraine đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, dù chính quyền Tổng thống Zelensky đã làm giảm nhẹ đi ít nhiều. Tuy nhiên, Jamie Dettmer, phóng viên của tờ Politico đã có mặt tại thủ đô Ukraine trong những ngày này cho biết ban đêm ở Kiev thật u ám. 

Tờ Politico viết như sau: “Tình hình có vẻ như là ngày tận thế vào ban đêm ở Kiev, khi đèn đường tắt và chỉ một số tòa nhà được trang bị máy phát điện cung cấp những điểm sáng duy nhất. Cư dân vẫn đến nhà hàng và quán bar, nhưng với số lượng giảm đi nhiều. Và vào những đêm sau cuộc tấn công bằng tên lửa, đường phố vắng tanh – rất ít người mạo hiểm ra ngoài”.

Trong khi ấy, nhà kinh tế học người Mỹ, tiến sĩ Paul Craig Roberts, cựu quan chức của Bộ Tài chính Mỹ dưới thời chính quyền Ronald Reagan, cho biết các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cho thấy Nga có thể tiêu diệt Ukraine trong một ngày mà không cần tới vũ khí hạt nhân, nhưng Moscow đang thể hiện sự kiềm chế vì dân tộc đều cùng chủng tộc và tương đồng về giá trị văn hóa, lịch sử với nước Nga.

Trong suốt 8 tháng giao tranh, Điện Kremlin thực tế đã kiềm chế nhằm bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng Ukraine khỏi bị tấn công, nhưng lại khiến lực lượng Nga phải trả giá vì chính quyền Kiev đã tận dụng điều này để tấn công Nga. Nhưng mọi sự kiên nhẫn của Tổng thống Putin đã chấm dứt kể từ ngày 10/10, khi Nga bắt đầu tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, như mạng lưới điện, giao thông, và khí đốt của Ukraine, dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng và khó phục hồi. 

Tiến sĩ Paul Roberts nói rằng, “có vẻ như người Nga không muốn phá hủy mọi thứ cho tới khi phương Tây và chính phủ bù nhìn Ukraine của họ không nhận thức được”.

Bất chấp việc lực lượng Nga đang giành ưu thế và Ukraine đang dần bị phá hủy, truyền thông dòng chính Anh vẫn có những bài báo xa rời thực tế. 

Ví dụ tờ telegraph hôm 18/11 đăng bài có tiêu đề: “Hy vọng duy nhất của Vladimir Putin bây giờ là khiến phương Tây khiếp sợ khi đàm phán từ bỏ những chiến thắng của Ukraine”. 

Một ngày sau vào ngày 19/11, tờ telegraph “dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết các lực lượng Ukraine có thể chiếm lại Crimea vào dịp Giáng sinh và kết thúc chiến tranh vào mùa xuân”.

Tiến sĩ Paul Roberts tuyên bố rằng, truyền thông dòng chính phương Tây đã tạo ra một bức tranh về “thất bại” của người Nga, do đó người dân Mỹ và Châu Âu đã có đánh giá sai lầm về tình hình. 

Ông viết: “Đối với tôi, không thể tưởng tượng được rằng các ‘chuyên gia’ và ‘phóng viên’ ở phương Tây lại quá ngu ngốc và tham nhũng khi viết những bài tường thuật lố bịch về cuộc xung đột. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa và đã khuyến khích niềm tin sai lầm rằng Nga có thể bị đánh bại và rằng ‘Ukraine có thể ở Crimea trước Giáng sinh’”.

Ông cũng viết rằng, Nga có thể hủy diệt Ukraine trong một ngày mà không cần sử dụng tới vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông lưu ý rằng Moscow đang thể hiện sự kiềm chế đối với Ukraine vì cả hai có mối quan hệ tương đồng trong lịch sử, khi dân tộc Ukraine từng là một phần của nước Nga trong nhiều thế kỷ. 

Ngoài ra tiến sĩ Paul Roberts cho biết thêm: “Điện Kremlin không muốn một đất nước bị tàn phá bởi nghèo đói ở biên giới của mình và Điện Kremlin không muốn chịu trách nhiệm xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Ukraine.”

Trong những ngày qua, truyền thông phương Tây đã không thể giấu diếm được tình trạng thê thảm của Ukraine được nữa. Các bức ảnh của NASA cho thấy một thủ đô Kiev chìm trong tăm tối, lạnh lẽo và vắng vẻ. 

Có thể thấy, việc Tổng thống Putin vẫn giữ nguyên hiện trạng chiến dịch quân sự quy mô nhỏ trong một thời gian dài cho thấy, ông đã kiên nhẫn kiềm chế và hiểu rất rõ về sự khủng khiếp của chiến tranh thực sự. 

Với tư cách là một nhà quân sự chuyên nghiệp, Nga muốn đạt được mục tiêu của mình trong khi vẫn tránh được thương vong cho binh sĩ càng ít càng tốt. 

Việc chính quyền tổng thống Zelensky với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO đã liên tục leo thang tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, cũng như các vị trí trọng yếu tại Ukraine nơi Nga đang kiểm soát, dẫn đến mọi sự kiên nhẫn của Tổng thống Putin đã chấm dứt. 

Như nhà kinh tế học Paul Roberts viết: “Theo quan điểm của Washington, Ukraine càng bị phá hủy càng tốt. Nếu Putin cuối cùng từ bỏ các biện pháp nửa vời của mình và lao vào chiến tranh thực sự, chiến tranh sẽ sớm kết thúc.  Nếu Washington có thể ngăn cản Zelensky đầu hàng cho đến khi Ukraine bị phá hủy, thì Washington sẽ được hưởng lợi từ sự cạn kiệt kinh tế và tài chính đối với Nga. Theo quan điểm của Washington, Nga càng phải đối phó với nhiều vấn đề cùng lúc càng tốt, bất kể cái giá phải trả đối với người Ukraine”. 

Thực chất phương Tây muốn thổi bùng xung đột tại Ukraine là nhằm mục đích làm suy yếu nước Nga, vừa tạo ra một kẻ thù chung có tên là Putin. Tất cả để phục vụ cho mục đích của các chính trị gia theo chủ nghĩa toàn cầu ở Brussels, và Ukraine chỉ là công cụ để thực hiện.

Thực tế NATO lẽ ra phải được giải tán vào ngày 1/7/1991, ngày mà Hiệp ước Warsaw bị giải tán. Nếu vậy, NATO và Mỹ có lẽ sẽ tránh được vết ô nhục 30 năm sau ở Afghanistan, khi chính quyền Joe Biden vội vã rút quân trong một thảm họa mang tầm cỡ sử thi. 

Sự hỗn loạn diễn ra tại Afghanistan vào tháng 8/2021 không phải do bản chất của việc rút quân, mà là do cách điều hành thiếu năng lực của chính quyền Joe Biden. 

Chính việc đột ngột rút quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ Afghanistan trước khi di tản dân thường, đã gây ra hậu quả tang thương chưa từng có. Hàng loạt dân thường vô tội đã phải đối mặt với sự trả thù tàn bạo của Taliban mà không hề có quân đội bảo vệ. 

Thêm nữa, hàng loạt khí tài quân sự trị giá hàng tỷ đô la của Mỹ đã rơi vào tay Taliban, càng làm cho Afghanistan tiếp tục lâm vào cảnh đổ máu trên quy mô lớn. Thực tế, Afghanistan chỉ là một bức tranh thu nhỏ trong một bức tranh rộng lớn hơn với sự can dự của NATO, đã gây ra sự hỗn loạn trên khắp Trung Đông, và ngày hôm nay là Ukraine.

Tuy nhiên, thông qua cuộc xung đột tại Ukraine, hiện chưa thấy Nga có dấu hiệu suy yếu mà chỉ thấy EU đang trở nên bấn loạn và NATO trở nên hoang mang trong cuộc đấu sức với Nga.

Có thể nói, NATO đang đối mặt với tình thế khó khăn nhất trong suốt 73 năm kể từ khi thành lập vào năm 1949.

Có thể bạn quan tâm: