Phát hiện ca nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” tại Bệnh viện ở TPHCM

Một bệnh viện ở TPHCM vừa phát hiện trường hợp nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” gây biến chứng nặng và nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân phải trải qua một hành trình điều trị kéo dài mới giành lại sự sống.
- TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao, trình diễn máy bay không người lái nghệ thuật tối 26/4
- Lật xe khách trên đèo Tam Đảo, 3 người tử vong, nhiều người bị thương
- Mỹ dự kiến loại bỏ phẩm màu nhân tạo khỏi thực phẩm: Bước đi mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng giữa lo ngại về an toàn thực phẩm
Vào ba bệnh viện mới phát hiện nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Trường hợp được ghi nhận là anh V. (42 tuổi). Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, anh bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức gối trái; và khó khăn trong cử động. Sau khi điều trị tại hai cơ sở y tế địa phương nhưng không thuyên giảm; tình trạng của anh V. còn trở nên nặng hơn.
Khi được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn; bệnh nhân trong tình trạng gối trái sưng đỏ, đau dữ dội và gần như bất động. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận anh V. có tiền sử đái tháo đường túyp 2; tăng huyết áp, từng mổ áp-xe bẹn phải và nhiễm trùng vết mổ cột sống thắt lưng.

Ban đầu, chẩn đoán nghiêng về áp-xe gối trái do viêm khớp. Tuy nhiên, các kết quả chụp CT, xét nghiệm máu đã cho thấy ổ viêm lan rộng bất thường lên đùi; và xuất hiện dấu hiệu xuất huyết khớp. Đồng thời, bệnh nhân còn bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và có nhiều ổ áp-xe ở phổi.
Các bác sĩ đã tiến hành nuôi cấy, định danh vi khuẩn bằng kháng sinh đồ; và xác định anh V. nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, tác nhân gây bệnh Whitmore, còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người“.
Người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao
Theo bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Huỳnh Nga, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, đây là ca nhiễm trùng huyết nặng; vi khuẩn đã gây tổn thương đa cơ quan từ mô mềm, khớp gối đến phổi. Người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Trước đó, anh V. từng điều trị áp-xe bẹn và nhiễm trùng vết mổ cột sống nhưng tự ý ngưng kháng sinh khi bệnh vừa thuyên giảm. Cùng với bệnh nền đái tháo đường làm suy yếu hệ miễn dịch; và điều kiện vệ sinh môi trường kém, “vi khuẩn ăn thịt người” đã tấn công mạnh mẽ cơ thể anh.

Bệnh Whitmore là một căn bệnh hiếm nhưng rất nguy hiểm do vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh thông thường; buộc phải điều trị kéo dài từ 3 đến 6 tháng bằng phác đồ đặc hiệu. Người có bệnh nền suy giảm miễn dịch có nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh viện nỗ lực cứu sống bệnh nhân nhiễm vi khuẩn
Để cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã xây dựng phác đồ điều trị phối hợp chặt chẽ giữa khoa Nội Tổng hợp; và khoa Chấn thương chỉnh hình. Bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc trị; hút dịch khớp gối bằng máy hút áp lực âm (VAC) và liên tục cắt lọc ổ áp-xe.
Thiết bị VAC giúp điều trị hiệu quả các vết loét, hoại tử, vết bỏng sâu; và những vết thương mãn tính khó lành. Sau hơn một tháng điều trị tích cực, tình trạng viêm gối trái của bệnh nhân được kiểm soát; tràn dịch màng phổi thuyên giảm, sức khỏe ổn định trở lại. Anh V. đã có thể đứng dậy, cử động nhẹ nhàng và được xuất viện.
Dù đã vượt qua cơn nguy kịch, bác sĩ Huỳnh Nga cảnh báo nguy cơ tái phát bệnh Whitmore vẫn còn cao nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Anh V. sẽ phải tiếp tục dùng kháng sinh ngoại trú và tái khám định kỳ ít nhất trong 3-6 tháng tới để đảm bảo điều trị dứt điểm.
Theo: Dantri