Phép màu nào cứu EU khỏi tình trạng khẩn cấp năng lượng?
Trong những tháng qua, hầu hết các kênh truyền thông phương Tây đều đưa tin rằng, các chính phủ châu Âu đang chạy đua để lấp đầy các kho chứa dưới lòng đất, trong bối cảnh Nga cắt giảm khí đốt.
Vào tháng 8, kênh CNBC từng đưa tin rằng, các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức đã vượt qua mức lấp đầy hơn 75% trong tháng 8, vượt trước 2 tuần so với kế hoạch.
Vào cuối tháng 10, kênh CNN còn tạo ra bầu không khí lạc quan hơn khi đưa tin rằng, Châu Âu có nhiều khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết khiến giá khí đốt giao ngay đã giảm xuống mức âm.
CNN cho biết: “Giá khí đốt tự nhiên chuẩn châu Âu đã giảm 20%… và hơn 70% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 8…, hiện giảm xuống dưới 0 €, theo dữ liệu từ Sàn giao dịch liên lục địa.”
Bất chấp việc Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt, cũng như tỷ lệ nhập khẩu khí đốt Nga của châu Âu đã giảm từ 40% xuống chỉ còn 9%, nhưng châu Âu vẫn nạp đầy được kho dự trữ, cho thấy EU dường như đã thành công khi thoát khỏi việc phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
CNN viết: “Liên minh châu Âu cũng đã xây dựng các vùng đệm đáng kể chống lại bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào nữa bằng cách lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí gần với công suất. Các kho hiện đã đầy gần 94%… Con số này cao hơn nhiều so với mục tiêu 80% mà khối đặt ra cho các quốc gia đạt được vào tháng 11.”
Trong bối cảnh Nga cắt giảm khí đốt ở châu Âu, truyền thông đã đưa tin rằng, nguồn khí đốt của Mỹ đang giúp châu Âu vượt qua mùa đông gian khó. “Giờ đây, các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU đã gần đầy, các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang xếp hàng tại các cảng, không thể dỡ hàng và giá cả đang giảm mạnh”, theo CNN.
Trên đây chỉ là 2 ví dụ mà truyền thông trong suốt mấy tháng qua đều tựu chung đưa tin lạc quan như vậy, tuy nhiên lại không phản ánh đúng sự thật. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến kho chứa khí đốt ở châu Âu.
Thực tế là các cơ sở lưu trữ khí đốt của châu Âu chưa bao giờ được thiết kế để chứa đủ dung lượng thay thế cho nguồn cung giảm nghiêm trọng và kéo dài. Điều đó có nghĩa là các kho dự trữ dưới lòng đất của châu Âu chỉ đóng vai trò như bộ đệm ngắn hạn và chỉ đủ dự trữ dự phòng.
Tuy nhiên sự mâu thuẫn ở chỗ, truyền thông cũng đưa khá nhiều tin rằng, châu Âu hiện phải mua LNG của Mỹ với giá siêu đắt khi nguồn cung khan hiếm. Các lãnh đạo EU thậm chí còn đi xa hơn khi cáo buộc đồng minh Mỹ trục lợi trên sự đau khổ của châu Âu.
Rõ ràng truyền thông có nhiệm vụ phải điều hướng dư luận khi một mặt muốn nhấn mạnh rằng, việc Nga vũ khí hóa năng lượng châu Âu đã hoàn toàn thất bại. Nhưng truyền thông lại giấu đầu hở đuôi khi cho rằng, việc nhập khẩu LNG của Mỹ là quá đắt đỏ, cũng như cho thấy các lãnh đạo EU đã thất bại trong việc thay thế việc vận chuyển khí đốt bằng tàu chở dầu qua đại dương vốn dĩ sẽ đắt đỏ hơn khí đốt qua đường ống.
Vậy tại sao trong khi đã nạp đủ kho dự trữ, châu Âu vẫn lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng ngay trước ngưỡng cửa mùa đông, ngay cả khi CNN và tờ DW của Đức đưa tin chắc nịch như sau:
Châu Âu có đủ năng lượng để sống sót qua mùa đông
Đức: Kho xăng đầy nhanh hơn dự kiến - DW
Có điều là, ngay thời điểm chớm lạnh của mùa đông, các nghị sĩ làm việc trong tòa nhà quốc hội Đức đang phải vật lộn để giữ ấm tại nơi làm việc, nhiều người thậm chí còn mắc bệnh tồi tệ hơn tại nơi làm việc, gây rủi ro cho sức khỏe của họ.
Thậm chí nhà lập pháp Đảng Xanh Renate Kuenast phàn nàn rằng: “Tôi mặc áo khoác ngoài ngồi trong văn phòng và liên tục chạy loanh quanh. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã bị cảm lạnh rồi.”
Tất cả là do Quốc hội Đức (Bundestag) cùng nhiều cơ quan chính phủ trước đó đã buộc phải cắt giảm tiêu thụ năng lượng để đối phó với khủng hoảng khí đốt. Các tòa nhà này đã không dám vận hành hệ thống sưởi trong phòng quá 19 độ C, trong khi hành lang hoàn toàn không được sưởi ấm.
RT viết như sau: “Thời tiết trở nên lạnh ở tòa nhà quốc hội Bundestag, lạnh một cách khó chịu.”
“Trong bài báo có tiêu đề ‘Kỷ băng hà trong tòa nhà quốc hội’, tạp chí Der Spiegel đã đề cập rằng một số bộ trưởng và nhà lập pháp đã mặc áo cao cổ bên trong áo khoác, khăn choàng hoặc khăn quàng cổ trong văn phòng”.
Nhiều bài báo cũng không đề cập đến việc nguồn khí đốt mà châu Âu đang dự trữ mua chủ yếu là từ đâu, mà lại đưa tin kiểu mập mờ như CNN có đoạn: “Khối này đã tăng cường nhập khẩu LNG từ Hoa Kỳ và Qatar khi nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga giảm mạnh”.
Hay trích dẫn lời của các chuyên gia nói như sau: “Việc lấp đầy kho chứa trước mùa đông tới sẽ yêu cầu EU nhập khẩu nhiều LNG hơn nữa vì cần phải thay thế lượng khí đốt nhập khẩu bị mất của Nga trong cả năm”.
Nhưng sự thật là, để lấp đầy kho dự trữ cho mùa đông, châu Âu chủ yếu mua khí đốt từ chính người Nga.
Có thể bạn quan tâm: