Mặc dù “con rồng cháu tiên” được coi là truyền thuyết, nhưng thực sự người Việt đều tự hào đây là thuỷ tổ của mình.

Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm văn hiến. Tuy nhiên, tương tự các nền văn minh cổ đại khác trên thế giới, hàng ngàn năm thời kỳ đầu là mang màu sắc thần thoại. Phần lịch sử huyền bí này liệu chỉ có trong trí tưởng tưởng của người xưa hay chính là đang phản ánh sự thật của tiến trình phát triển?

Nguồn gốc lịch sử nhuốm màu thần thoại

Thời kỳ thượng cổ dân tộc Việt được gọi là Kỷ Hồng Bàng. Giai đoạn này chủ yếu có trong các truyền thuyết dân gian hay truyện kể ở những tác phẩm như “Lĩnh Nam chích quái”. Thậm chí được hợp thức hóa trở thành lịch sử trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, với nội dung đầy huyền hoặc:

…“Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Rất có thể đây chính là thuỷ tổ của người Việt
Kinh Dương Vương là vua Hùng đầu tiên đặt tên cho nước Việt là Xích Quỷ- tên một ngôi sao sáng màu đỏ (ảnh: Tổng hợp trên Internet).

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 Trước Công Nguyên, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ (một nàng tiên ở phương Bắc), sinh một lần trăm người con.

 Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua”.

Kể từ đó 17 đời vua Hùng tiếp nối nhau sinh cơ nòi giống và đây chính là thuỷ tổ của người Việt.

Mặc dù được cho là thần thoại, tuy nhiên câu chuyện lại thuận theo dòng hết sức hợp lý. Đầu tiên, tác giả ghi lại năm tháng theo quy tắc chép sử thông thường. Các đời Vua Hùng cũng có đầy đủ niên hiệu và năm cai trị: Kinh Dương Vương (2879-2794), Hùng Hiền Vương (2793-2525), Hùng Lân Vương (2524-2253)…

Rất có thể đây chính là thuỷ tổ của người Việt
Gia phả thuỷ tổ người Việt (ảnh: Baoloc).

Sự kiện Đế Minh kết duyên với con gái Vụ Tiên mở rộng lãnh địa về phương Nam cũng có trong “Liễu Nghị truyện” – truyền thuyết xuất hiện sớm nhất tại Trung Hoa. Từ thời nhà Đường, những câu chuyện như thế này đã được lưu hành rộng rãi.

Lý do các nhà nghiên cứu sử học ngày nay khẳng định đây chỉ là thần thoại là bởi trong“sử ký” mà chứa quá nhiều những chi tiết “vô thực”. Con người làm sao có thể sống hàng trăm, hàng ngàn năm? Theo thuyết tiến hoá của Darwin, con người phải từ loài vượn tiến hoá. Nếu cho rằng con người là hậu duệ của Thần thì nhiều người khó có thể tiếp nhận.

Bằng chứng khảo cổ sống động về thuỷ tổ của người Việt

Theo logic của khoa học thực chứng, nguồn gốc “con rồng cháu tiên” chỉ có thể dừng lại ở góc độ nghệ thuật. Tuy nhiên, thực tế các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều văn vật làm bằng chứng thuyết phục cho sự hiện hữu của truyền thuyết này.

Trống đồng

Cổ vật thiêng liêng trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn được tìm thấy rải rắc ở miền bắc Việt Nam. Qua khảo cứu xác định niên đại, các nhà khoa học cho rằng chúng xuất hiện đồng thời với kỷ Hồng Bàng.

Thiết kế trống đồng Đông Sơn cùng tỉ mỉ tinh xảo (ảnh: Acsantangelo1907).

Những chiếc trống này rất lớn, hình dáng cân đối, hài hoà. Trên mặt trống đồng là vô số những vòng tròn đồng tâm đều nhau, lan toả khắp mặt trống. Ở khoang giữa các vòng tròn, người ta trang trí hoa văn tỉ mỉ, đều tăm tắp; thể hiện trình độ rất cao về kỹ thuật luyện kim và khả năng sáng tạo nghệ thuật. Làm cách nào người xưa có thể tạo ra chiếc khuôn đúc để ép ra sản phẩm tinh mỹ như vậy?

Con người cổ đại nếu đơn thuần là săn bắt, hái lượm, trồng trọt; công cụ lao động còn là bằng đá, bằng đồng rất thô sơ thì không thể nói đến văn minh về tinh thần. Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu dám khẳng định rằng: rất có thể phần lịch sử bị bỏ ngỏ này thuộc về một nền văn minh vô cùng rực rỡ.

Bức tượng người đàn ông Bách Việt

Trong cuốn “Chiến Quốc sách” của người Hoa Hạ mô tả về người nước Việt (Ư Việt) và người nước Ngô thời Xuân Thu như sau:

“Người Ư Việt để tóc ngắn và xăm trổ trên người, vai phải để trần và buộc chặt quần áo bên trái. Ở nước Ngô, họ đánh răng đen và làm cho khuôn mặt sần sùi, họ đội những chiếc mũ làm bằng da cá và [quần áo] được khâu lại bằng một chiếc dùi”.

Người Hoa cổ đại gọi người ở phía nam sông Dương Tử là “Bách Việt”; rằng họ là người có thói quen thích ứng với nước, cắt tóc ngắn và xăm mình. Theo lời kể của một người Hán nhập cư vào thế kỷ thứ II Trước Công Nguyên: “Người Việt cắt tóc ngắn, xăm trổ đầy mình, sống trong những rặng tre, không thành thị hay làng mạc, không sở hữu cung tên, ngựa hay xe ngựa. Họ cũng nhuộm đen răng

Bản đồ Bách Việt và hình ảnh thuỷ tổ của người Việt sống bằng nghề sông nước trên mặt trống đồng cổ đại (ảnh: Tổng hợp).

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Người dân xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua (chỉ Lạc Long Quân). Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy“.

Truyện Bạch Trĩ có đoạn: Chu Công hỏi:

“Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”.

Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”.

Tổng hợp tất cả những dữ liệu trên chúng ta có được một cốt chuyện xuyên suốt, hoàn hảo. Người Việt cổ là con của loài rồng nước lai với giống tiên. Về sau, một nửa số con trai theo cha Lạc Long Quân đi về phía biển sống gần sông, biển. Họ sản sinh ra những phong tục tập quán để chống lại “thuỷ quái” và thuận theo môi trường.

Tượng người xăm mình cắt tóc ngắn và lịch của người Việt cổ trên mặt trống đồng Đông Sơn (ảnh: tổng hợp trên Wikipedia).

Đặc biệt các nhà khảo cổ đã tìm thấy bức tượng một người đàn ông xăm mình, cắt tóc ngắn ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Người ta cho rằng, bức tượng này có niên đại trùng khớp với sự hình thành của các quốc gia Bách Việt cổ đại. Như vậy những điều được ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư” không phải không có căn cứ. Hoàn toàn có thể rồng và tiên lại chính là thuỷ tổ của người Việt?

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: