Hôm 15/4, Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “đang theo dõi sát sao” các diễn biến sau khi truyền thông quốc tế đăng tải hải trình của tàu Hải Dương 8 hôm 14/4 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách bờ biển 158km.

Tuy nhiên, hôm 14/04 phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố tàu Hải Dương 8 không làm việc gì bất thường.

“Tàu của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển do Trung Quốc quản lý.”

Đây cũng là câu trả lời của Bắc Kinh hồi năm ngoái khi tàu Hải Dương 8 tiến hành khảo sát tại khu vực Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong nhiều tháng.

Bối cảnh gần đây

Động thái đưa tàu Hải Dương 8 trở lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động leo thang sau khi Hà Nội trao công hàm phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng tàu cá của Việt Nam đâm vào tàu hải cảnh của Trung Quốc gần đảo Phú Lâm hồi đầu tháng và Việt Nam gửi công hàm phản đối “với mục đích tìm kiếm bồi thường” trước áp lực kinh tế vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Với các số liệu như “hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam đang tạm ngừng hoạt động và hơn 40.000 người có nguy cơ thất nghiệp” trong lúc dịch bùng phát. Phía Trung Quốc đã “bôi nhọ” các “đồng chí” Việt Nam dùng vụ đụng độ trên biển Đông lúc này để đánh lạc hướng sự “yếu kém” trong việc đối phó với đại dịch virus Vũ Hán.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vụ gây hấn với tàu cá Việt Nam diễn ra hôm 03/04 gần quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và ít nhất 5 thượng nghị sỹ Mỹ đã đưa ra các thông cáo nêu rõ tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam. Mỹ nói họ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và các đối tác trong khu vực đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tháng trước, Mỹ đã đưa một tàu sân bay cập cảng Đà Nẵng.

‘Căng thẳng leo thang’

Trước sự chỉ trích của Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Washington đang “đứng về phe” với Hà Nội và “đổ trách nhiệm” cho Bắc Kinh.

“Sự ủng hộ ngay tức thì của Mỹ sẽ khích lệ Việt Nam và ngư dân Việt Nam tham gia vào hoạt động khai thác đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng điều này sẽ xâm phạm lợi ích và quyền lãnh hải của Trung Quốc quanh các đảo ở Tây Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng sa) “một cách trơ tráo”.

“Điều này sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam,” và cảnh báo rằng “dù gì thì cả Mỹ và Việt Nam đang thổi bùng thêm ngọn lửa nhằm đạt được các mưu đồ chính trị.”

Chỉ vài ngày sau khi Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo sự leo thang, tàu khảo sát Hải Dương 8 đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo dữ liệu hành trình hàng hải mà Reuters trích dẫn, tàu Hải Dương 8 – từng tiến hành khảo sát địa chấn trong lãnh hải Việt Nam hơn trăm ngày vào năm ngoái – hôm 14/04 đã xuất hiện ở khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách bờ biển khoảng 158km. Chiếc tàu này được ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống.

Chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng phản ứng về hành vi gây “quan ngại nghiêm trọng” trên Biển Đông của Trung Quốc, hôm 09/4/2020, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra tuyên bố chỉ trích hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.

“Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.

“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”

Mời các bạn xem thêm thông tin chi tiết:

videoinfo__video.tin360.tv||429c1a4ef__

Ad will display in 09 seconds