Báo Trung Quốc ‘ngao ngán’ vì đội tuyển nhà thua ngang tuyển Việt Nam; Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đầy u ám.

Dưới đây là các tin chi tiết:

Báo Trung Quốc ‘ngao ngán’ vì đội tuyển nhà thua ngang tuyển Việt Nam

Trong vòng loại thứ ba World Cup 2022, đội tuyển Trung Quốc có một vài thông số còn kém hơn đội tuyển Việt Nam, theo phân tích của giới truyền thông Trung Quốc.

Cụ thể, sau 10 trận trong bảng B, tuyển Trung Quốc bị thủng lưới 19 bàn; có số bàn thua tương đương với tuyển Việt Nam, mặc dù tuyển Trung Quốc xếp hạng 5 còn đội bóng của HLV Park Hang Seo xếp hạng 6.

Dân Trí trích nội dung của tờ Sohu (Trung Quốc): “Đội tuyển Việt Nam dù cũng có tổng số bàn để thủng lưới giống tuyển Trung Quốc; nhưng có đến 5 trận đội bóng của HLV Park Hang Seo chỉ thua một bàn.”

Báo Trung Quốc thừa nhận đội tuyển Việt Nam đá hay hơn tuyển Trung Quốc trong trận đấu ngày 1/2/2022 (ảnh chụp màn hình Thành Ủy TP.HCM/TTXVN).
Báo Trung Quốc thừa nhận đội tuyển Việt Nam đá hay hơn tuyển Trung Quốc trong trận đấu ngày 1/2/2022 (ảnh chụp màn hình Thành Ủy TP.HCM/TTXVN).

“Không trận nào tuyển Việt Nam thua với cách biệt lớn, ngoại trừ thất bại 0-4 trước Australia trên sân đối phương”.

Tờ Sohu chỉ rõ: “Trong hai trận đấu với đội tuyển Việt Nam ở hai lượt trận, tuyển Trung Quốc để thủng lưới đến 5 bàn. Trung Quốc chỉ có 4 trận để thua một bàn, có đến 3 trận để lọt lưới 3 bàn và 3 trận để lọt lưới 2 bàn”.

Phụ huynh như “ngồi trên lửa” vì con chưa đi học

Theo ghi nhận của VnExpress, nhiều phụ huynh đang rất sốt ruột vì con nghỉ ở nhà, không được đi học trong thời gian dài.

Trẻ em ở nhà thời gian dài có thể để lại những hệ lụy (ảnh: Báo điện tử Chính phủ).
Trẻ em ở nhà thời gian dài có thể để lại những hệ lụy (ảnh: Báo điện tử Chính phủ).

Các trường học ở Hà Nội đang khảo sát, lấy ý kiến các phụ huynh về việc đưa trẻ trở lại trường học và báo cáo Sở Giáo dục trước ngày 4/4.

Theo khảo sát của VnExpress, tới nay có 51% ý kiến cho rằng nên cho trẻ đi học ngay trong tháng 4, không cần chờ vắc xin.

Khảo sát của VnExpress về việc Hà Nội cho trẻ đến trường (ảnh chụp màn hình).
Khảo sát của VnExpress về việc Hà Nội cho trẻ đến trường (ảnh chụp màn hình).

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đầy u ám

Theo nhận định của các nhà phân tích tài chính, nền kinh tế Trung Quốc vốn đã ốm yếu vì dịch bệnh, nay lại càng u ám hơn về triển vọng tăng trưởng.

Theo Bloomberg, các biện pháp đóng cửa để phòng chống đại dịch Covid đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Morgan Stanley đã thu hẹp dự báo của họ về mức độ tăng trưởng của Trung Quốc từ 5,1% xuống còn 4.6% trong năm 2022.

Trung Quốc kêu gọi EU không ‘trói buộc thế giới’ vào xung đột Ukraine

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích các lệnh trừng phạt của Eu sẽ gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu.

“Nhiều người lo ngại xung đột hiện nay sẽ hủy hoại những thành tựu của hàng thập kỷ hợp tác kinh tế quốc tế”, ông Tập nói.

Các nhà lập pháp Mỹ trình dự luật trừng phạt Trung Quốc vì che đậy dịch Covid-19. Ảnh từ Điện Kremlin, chụp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở ở Nga ngày 26/7/2018.
Các nhà lập pháp Mỹ trình dự luật trừng phạt Trung Quốc vì che đậy dịch Covid-19. Ảnh từ Điện Kremlin, chụp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở ở Nga ngày 26/7/2018.

“Quá trình hồi phục sẽ cần nhiều năm, thậm chí hàng thập niên nếu tình hình tiếp tục xấu đi”.

Bắc Kinh đưa ra lời kêu gọi này trong khi có báo cáo cho rằng khả năng Trung Quốc đã tấn công mạng Ukraine để giúp Nga chuẩn bị cuộc xâm lược quốc gia Đông Âu.

Vành đai con đường của Trung Quốc là “thảm họa kinh tế”

Một mặt, Sáng kiến Vành đai con đường tạo điều kiện cho Bắc Kinh có thể điều động quân sự tới khắp nơi trên thế giới.

Nhưng mặt khác, nó cũng khiến Trung Quốc phải chịu rủi ro đáng kể về an ninh, theo nhận định của các nhà phân tích (Bài chi tiết)