Trung Quốc, Campuchia phản ứng sau khi Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ

Trung Quốc và Campuchia đã lên tiếng sau phán quyết đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, thể hiện lập trường trước biến động chính trị tại Thái Lan. Cả hai quốc gia láng giềng đều nhấn mạnh mong muốn ổn định và chờ đợi một nhà lãnh đạo có thẩm quyền hợp pháp.
- Mở rộng chế độ thai sản từ 1/7: Đối với lao động na
- Khi về già mới thấm chỉ có 3 người này luôn ở bên ta
- 6 điều cần thấu tỏ để sống tự tại tuổi trung niên
Campuchia yêu cầu đối thoại với lãnh đạo “có thực quyền”
Phát biểu ngày 1-7 tại tỉnh Takeo, Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định nước này đang chờ Thái Lan có một nhà lãnh đạo “đủ thẩm quyền hợp pháp” để tiến hành đàm phán các vấn đề tồn tại ở biên giới. Ông nói rõ: “Chúng tôi chờ một lãnh đạo có quyền lực thực sự, người có thể ra quyết định mở hay đóng cửa khẩu”.
Hiện nay, nhiều cửa khẩu biên giới giữa hai nước vẫn đang đóng hoặc bị hạn chế. Campuchia tuyên bố sẽ chỉ nối lại đối thoại khi Thái Lan có một chính phủ với thẩm quyền hành pháp rõ ràng.
Cũng trong bài phát biểu, ông Hun Manet cảnh báo Thái Lan không nên có hành động đơn phương ở các khu vực tranh chấp như đền Ta Moan Thom, Ta Moan Tauch, đền Ta Krabei và Tam giác Ngọc Lục Bảo. Bất kỳ sự can thiệp nào sẽ bị coi là vượt “ranh giới đỏ”, kéo theo hệ quả nghiêm trọng khi các khu vực này vẫn đang chờ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Trung Quốc giữ lập trường trung lập, mong Thái Lan sớm ổn định
Trong cùng ngày 1-7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã đưa ra phản ứng chính thức. Bà cho biết Trung Quốc luôn mong Thái Lan ổn định chính trị và tiếp tục phát triển. Trước câu hỏi về phán quyết đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn, bà Mao nhấn mạnh đây là “vấn đề nội bộ” và từ chối bình luận cụ thể.
Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định đang theo dõi sát tình hình và bày tỏ hy vọng Thái Lan sớm vượt qua khó khăn chính trị hiện tại, đảm bảo ổn định để tiếp tục là đối tác phát triển của khu vực.
Theo: Tuổi Trẻ